Giải Nobel hóa học 2020 trao cho 2 nhà khoa học phát triển công cụ chỉnh sửa gen, điều trị ưng thư…

Xuất bản

Trong

Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển công bố trao giải Nobel Hóa học 2020 cho 2 nhà khoa học Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna nhằm vinh danh đóng góp của họ trong việc phát triển phương pháp chỉnh sửa gen.

Cụ thể hơn, 2 nhà khoa học đã phát triển thành công công cụ CRISPR/Cas9, mệnh danh là cây kéo sắc nhất trong việc chỉnh sửa gen. Nhờ bộ công cụ này, các nhà nghiên cứu có thể biến đổi bộ mã di truyền của bất cứ loài động vật, thực vật và vi sinh nào một cách cực kỳ chính xác. Công nghệ này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác, đồng thời có thể cung cấp phương pháp mới để điều trị ung thư cùng nhiều căn bệnh di truyền quái ác khác.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh gen trong các tế bào nếu họ muốn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của dạng sống đó. Trước khi có CRISPR/Cas9, đây thực sự là một quá trình cực kỳ tốn thời gian, khó khăn và đôi khi là không thể làm được. Tuy nhiên nhờ có cây kéo CRISPR/Cas9, các nhà khoa học đã hoàn toàn có thể thay đổi mã di truyền của các loài và tiến hành nghiên cứu chỉ trong vài tuần.

Từ khi phát triển thành công bộ công cụ CRISPR/Cas9 hồi năm 2012, cả giới khoa học đã chao đảo với phát minh đó. Bộ công cụ này sau đó đã kéo theo loạt những phát hiện mới, bao gồm cả việc phát triển các loại hạt giống chống nấm mốc, sâu bệnh và hạn hán. Trong y học, các thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị ung thư bằng liệu pháp gen đã được tiến hành và sắp tới, giấc mơ về việc chữa trị các căn bệnh di truyền cũng sẽ tiến gần hơn nữa. Thực sự, chiếc kéo sinh học này đã đưa hiểu biết của nhân loại tiến thêm một thành công mới, mang lại lợi ích to lớn cho loài người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *