Học là gì?

Xuất bản

Trong

Hầu như mọi hành động của chúng ta đều là kết quả của một quá trình học tập. Đối với nhiều người, học tập vẫn là các hoạt động gắn liền với các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

Khi còn là những đứa bé, chúng ta học ăn, học cách gây sự chú ý, học bò, học đi lại. Lớn lên, cơ thể chúng dần trở nên hoàn thiện hơn giúp chúng ta học hỏi thêm được hàng loạt các kĩ năng khác. Vậy thực chất của việc học là gì?

học là gì

Học là gì?

Xưa nay, các nghiên cứu xoay quanh việc học tập và chủ yếu tập trung vào những năm đầu thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, giờ đây  mọi người đều công nhận rằng học là một quá trình liên tục bắt đầu từ khi sinh ra và kéo dài cho đến khi chết; đó là một quá trình mà thông qua đó chúng ta sử dụng những kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống mới và xây dựng các mối quan hệ.

Việc học thường xuyên diễn ra một cách ngẫu nhiên trong đời sống của chúng ta, từ việc thu nạp những kinh nghiệm mới, thu thập thông tin từ tri giác của chúng ta, ví dụ: đọc một tờ báo, xem một chương trình phát thanh tin tức, nói chuyện phiếm với một người bạn hay đồng nghiệp, những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên và thậm chí cả những trải nghiệm mà chúng ta không mong đợi.

Nhiều trải nghiệm trong đời cho chúng ta cơ hội học tập mà từ đó chúng ta có thể chọn lựa giữa việc học hay không học. Kiểu học tập thông qua trải nghiệm (experimental learning) này ngược với cách tiếp cận truyền thống trong việc học (traditional learning) là học có thầy cô, hướng dẫn viên hay huấn luyện viên, vì tất cả các phương pháp dạy học này đều có giáo trình định sẵn và phải diễn ra trong khuôn khổ một cơ sở vật chất nào đó.

Kiểu học truyền thống là kiểu học mà một ai đó làm điều gì đó cho người khác, trong khi kiểu học thông qua trải nghiệm là kiểu học mà một người đó làm cho chính bản thân họ.

Việc học tập liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ có tư duy đơn thuần: nó liên quan đến toàn bộ nhân cách của một con người – giác quan, cảm giác, trưc giác, niềm tin các giá trị và ý chí. Nếu không có ý chí học tập, chúng ta sẽ không học được. Nếu việc học tập không tạo nên sự khác biệt nào, thì nó chỉ giống như những ý nghĩ ngẫu nhiên trôi nổi trong tâm trí chúng ta.

Việc học tập thật sự xảy ra khi người học có thể:

  • Nắm bắt được bản chất tinh thần hoặc bản chất vật lý của đối tượng.
  • Hiểu được đối tượng, sự kiện, hay cảm giác bằng việc diễn đạt nó lại bằng ngôn ngữ hoặc hành động của mình.
  • Liên kết những gì học được với những điều đã biết từ trước
  • Vận dụng những gì học được trong việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

Những nguyên tắc cơ bản của việc học

Có hàng tá nhưng học thuyết cố gắng giải thích và minh hoạ cách thức chúng ta học. Những học thuyết này có thể mâu thuẫn nhau tuỳ thuộc vào kiểu học tập mà chúng mô tả là gì, ví dụ kiểu học tập của trẻ em và học sinh trong trường học.

Những tiêu chí, nguyên tắc sau đây mang tính phổ quát và xác định những nguyên tắc với tất cả các loại hình học tập và có thể được áp dụng đối với học theo nhóm, học một mình, hay học với giáo viên hướng dẫn.

Danh sách này không đầy đủ lắm nhưng nó có thể giúp bạn hiểu được những nguyên tắc chính trong việc học:

  • Con người học tập tốt nhất khi được tôn trọng. Mỗi người học trong cùng một môi trường cần được tôn trọng và được coi có đủ năng lực tiếp thu kiến thức như tất cả những người học khác.
  • Các cơ hội học tập nên, và khi có thể, được liên kết với những kinh nghiệm tích cực từ trước đó. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến người học có ác cảm với việc học, chẳng hạn giảng viên kém chất lượng, thiếu tôn trọng học viên, môi trường học tập không an toàn, bị ép buộc phải đi học… Các chương trình học tập cần hạn chế tối ta việc gợi ra những kí ức đó cho mỗi học viên mà hãy cố gắng liên kết với các trải nghiệm tích cực, giúp học viên có niềm hứng thú khi học tập.
  • Những người học nên được tham gia vào việc lập kế hoạch học tập vì nếu được như vậy, chính người học sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm hơn khi học tập.
  • Con người học tốt nhất khi môi trường học tập thoải mái. Điều này quá rõ ràng, nếu môi trường học tập không thoải mái, người học không thể tập trung để tiếp thu bài học được.
  • Viêc tương tác với người hướng dẫn là điều tối quan trọng. Người học cần được phép phản ứng lại, đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến về những thứ họ đang học. Để thực hiện tốt điều này, người học cần có một kĩ năng quan trọng đó là kĩ năng tư duy phản biện.
  • Các hoạt động học tập hay các chương trình học tập cần được đa dạng hoá để đáp ứng những phong cách hay gu học tập khác nhau. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có nhiều người hứng thú với việc học tập thông qua các nội dung đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh; có người lại thích học thông qua hành động thực tế; trong khi đó có người lại tiếp thu nhanh nếu như được đọc tài liệu trước. Vì thế, cần đa dạng hóa việc dạy học để việc học tập đạt hiệu quả cao nhất.
  • Những phần thưởng sẽ là thứ tạo động lực giúp người học mau tiến bộ.
  • Tự đánh giá và phản tư là rất quan trọng. Người học nên được khuyến khích tự đánh giá lại những gì họ được học và tư duy về những cách thức họ có thể làm để tiến xa hơn trong con đường học vấn.

Tham khảo: https://www.skillsyouneed.com/learn/learning.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *