Tôi tồn tại, do đó tôi nên tư duy

Xuất bản

Trong

Cuộc trò chuyện giữa Giáo sư triết học Cù Phi Lao và MC Xuân Phi trong một chương trình Hỏi xoắn đáp xoăn:

***

MC: Thưa giáo sư, hình như tôi đã chọn nhầm nghề. Tôi nghĩ mình nên chuyển sang đóng phim hoặc đi hát thì hợp hơn. Chương trình Hỏi xoắn đáp xoăn mới lên sóng được 2 số mà tôi đã nhận được quá nhiều gạch đá từ khán giả. Tôi cảm thấy đời tôi chẳng có chút giá trị gì.

GS: Đừng bi quan thế, ai cũng có thể thấy cuộc đời này có ý nghĩa nếu biết suy xét. Hãy nhớ rằng một đời sống không suy xét (unexamined life) là một đời sống không có giá trị!

MC: Vậy một cuộc đời có suy xét thì đáng giá bao nhiêu?

GS: Tôi không biết, đồng việt nam đang có giá trị khá thấp lúc này.

MC: Và kì thi (examination) diễn ra khi nào? Hay đó là khóa học mở?

GS: Haiz! Việc đạt được sự khôn ngoan (wisdom) là vô giá và ta cần cam kết theo đuổi nó cả đời!

MC:  Giáo sư này, ông rất khôn ngoan phải không?

GS:  Tôi không tự tin đến mức như vậy.

MC: Tại sao?

GS: Bởi vì tôi còn hoài nghi về rất nhiều thứ và tôi nghĩ rằng để được gọi là khôn ngoan, tôi phải không còn điều gì để nghi ngờ nữa. Hoặc ít nhất là ít nghi ngờ hơn tôi lúc này.

MC: Tôi đã nghĩ những triết gia như ông hiểu biết rất rộng, nhưng các ông vẫn chưa từng một lần hết nghi ngờ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử phải không?

GS: Đúng, có nhiều câu hỏi rất khó và các triết gia cũng như bất kì ai đang khám phá thế giới này, họ chỉ đang liên tục đặt câu hỏi và xem xét lại quan điểm của họ.

MC: Vậy à, tôi nghĩ rằng những người như giáo sư đã làm được điều này nhưng có điều, họ đã thay đổi tâm trí của họ về những kiểu sự vật/hiện tượng gì?

GS: Nhiều thứ lắm, ví dụ: cả thế giới nằm trên một chiếc đệm nước khổng lồ, các hành tinh quanh ta là có thực và rất sống động, chúng ta đều có chung một thứ đó là tâm trí, những điều chắc chắn có tác dụng ru ngủ rất mạnh vì càng tìm kiếm nó anh càng dễ chìm vào giấc ngủ sâu, vân vân và mây mây. Nhưng hãy quay lại câu hỏi thế nào là khôn ngoan, có lẽ biết rằng mình không biết cũng là một sự khôn ngoan.

MC: Oh, nếu vậy thì có lẽ tôi là người khôn ngoan nhất thế giới này rồi vì có hàng tá những điều tôi không biết.

GS: Rồi anh sẽ gặp vấn đề với lối suy nghĩ đó. Tôi không nghĩ rằng anh sẽ khôn ngoan hơn bằng cách cố tình làm ngơ, không chịu tìm hiểu kiến thức. Triết học không chỉ là việc làm sao có được sự khôn ngoan. Nó còn là thái độ yêu mến nó – luôn cố gắng đi tìm kiếm sự thật đã đủ làm cho một cuộc đời mang tính triết học rồi, cho dù anh có thật sự đạt được nó (sự thật) hay không.

MC: OK, nhưng nếu ông yêu sự khôn ngoan thì chắc chắn ông phải cho rằng nó rất hay ho và có thể đạt được. Bởi vì nếu ông thật lòng tin rằng sự thật vừa không có gì hay ho vừa không thể đạt được, thì tại sao ông lại yêu nó? Và nếu ông vẫn yêu sự thật bất chấp việc tin rằng nó vừa không có gì hay ho và không thể đạt được, thì tình yêu của ông thật là phi lý trí. Nó giống như nói việc nói ‘Tôi yêu một đường tròn hình vuông’, hoặc cố gắng tự mình sơn cả căn phòng 2 màu đỏ và xanh cùng lúc. Thật là kì cục nếu gọi một cuộc sống là được suy xét (examined) nếu nó được sử dụng để tham gia một hoạt động phi lý trí một cách tuyệt vọng. Phải không?

GS: Haha, khá lắm. Anh nên làm triết gia thì hợp hơn làm MC. Chúng ta cần nhớ, triết học không chỉ là một phương tiện để đạt được thứ gì khác. Nó còn có giá trị công cụ rất tốt. Nó thật sự có thể đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề của thế giới. Và đây chắc chắn là cả một quá trình. Mỗi lần làm rõ được một vấn đề khó là mỗi lần ta hiểu được tại sao chúng ta nên tôn trọng mỗi người với tư cách là một con người, khi đó chúng ta tiến gần hơn tới lý tưởng triết học. Ví dụ, nhận định sau đây cần một lập luận triết học để làm nền tảng cho nó: mọi hoạt động khoa học trên thế giới sẽ không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chúng ta và các hành tinh khác trừ phi chúng ta công nhận nghĩa vụ của ta đối với thế hệ tương lai.

MC: Tôi chỉ quan tâm với trách nhiệm đối với thế hệ hiện tại thôi, mặc kệ những ai chưa ra đời và cả những ai không còn trên đời nữa.

GS: Đấy, anh thấy không? Triết học tuy khó nhưng anh cũng vừa học được nó rồi đấy. Chưa cần bàn đến những giá trị công cụ của nó, bản thân triết học đã giúp ta cải thiện rất nhiều kĩ năng lập luận của mình rồi. Anh Xuân Phi này, hãy đi từng bước, từng bước một giống như việc đặt từng viên gạch để xây nhà vậy. Hãy liên tục lắng nghe và học hỏi.

*Dựa trên video trong khóa học META101x:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *