[Phần 2] Ý chí tự do và thuyết tất định

Xuất bản

Trong

,

Ví dụ phản chứng của Frankfurt 

phần 1, chúng ta đã chứng kiến cảnh tượng Tuấn lấy trộm tiền của tôi, một sự kiện khá đáng buồn. Và câu hỏi được đặt ra là:

  • Tuấn có đáng trách khi trộm tiền của tôi không?
  • Có hợp lý không khi tôi tỏ ra căm phẫn, hoặc đổ lỗi cho Tuấn vì việc làm của anh ta hay không?

Hình như là có, phải không?

Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu các quy luật tự nhiên (nature laws) đều đã được định trước? Sẽ ra sao nếu mọi nhân tố ảnh hưởng và định hình thế giới, cùng tất cả những điều kiện khởi phát từ tít tận vụ nổ Big Bang đã sắp đặt để cho chuyện Tuấn trộm tiền của tôi chắc chắn xảy ra? Liệu tôi có quyền đổ lỗi cho Tuấn hay không? – đó cũng là lý do tại sao chúng ta có Thuyết không tương thích (incompatibilism)

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về hình thức cơ bản của lập luận thuyết Không tương thích: Nếu thế giới được vận hành bởi các luật tất định, mà Tuấn cũng là một phần trong thế giới ấy, và dĩ nhiên Tuấn không có cách nào làm khác được ngoài trộm tiền. Thành thử, vì Tuấn không được lựa chọn hành động khác đi, Tuấn không xứng đáng bị chỉ trích đạo đức vì hành động của mình, suy ra ta có:

Tiền đề 1: Nếu thuyết tất định là đúng, vậy Tuấn không có khả năng làm khác đi.

Tiền đề 2: Nếu Tuấn không thể làm gì khác ngoài trộm tiền, vậy Tuấn không phải chịu chỉ trích đạo đức.

Kết luận: Nếu thuyết tất định là đúng, suy ra tuấn không phải chịu chỉ trích đạo đức.

Trên đây là một lập luận tương đối ổn, mặc dù có thể thấy khái niệm “có thể làm khác đi”  (could have done otherwise) vẫn chưa thực sự rõ ràng. Và do tác giả của lập luận, cụ thể là Peter Van Inwagen chưa đưa ra một khái niệm thống nhất về năng lực được viện dẫn qua cụm từ này, nên việc rút ra một khái niệm thống nhất về năng lực qua cụm từ này có vẻ tương đối khó khăn. Và câu kết luận “Nếu thuyết tất định là đúng, suy ra tuấn không phải chịu chỉ trích đạo đức.” vẫn còn chưa chắc chắn, nên ta hãy tạm gác vấn đề này qua một bên và tìm một cách tiếp cận mới dễ hiểu hơn.

Một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức

Nếu

Những thứ khác, tức là những nhân tố họ không thể kiểm soát được đã đảm bảo chuyện này xảy ra

Giả sử có một con bọ chét, con bọ này bay nhảy khắp nơi và nó cắn ai thì người ấy sẽ tấn công người khác một cách không kiểm soát, không cần biết người bị cắn ấy tử tế hay nhân từ đến mức nào. Chẳng hạn Keanu Reeves không may bị con này cắn, và như một hệ quả tất yếu, anh Keanu cầm bút chì liệng vào đầu bạn không trượt phát nào. Vậy ta không thể trách móc Keanu vì thói hung hăng côn đồ đúng chứ? Như vậy, Keanu không thể kiểm soát được hành động tấn công bạn, cũng như không kiểm soát được việc mình có bị bọ cắn hay không, tất cả đều do may rủi. Qua đó ta có thể minh oan cho hành động xấu xa của tất cả mọi người, rằng đó là do tác động từ các yếu tố bên ngoài, cũng như trường hợp của Tuấn. Tất cả những gì chúng ta làm, suy nghĩ, cảm nhận đều đến từ những yếu tố tất định, từ cách giáo dục, chế độ chính trị, môi trường,…đến các luật tự nhiên và vật chất sinh ra từ tận thuở khai thiên lập địa, bạn không có chút kiểm soát nào đối với những yếu tố này, trong khi chúng đã hợp lại với nhau và quy định nên hành động của bạn. Kể cả ý muốn của bạn cũng đều do chúng mà ra, cho nên không ai đáng bị lên án vì làm việc xấu, vì những yếu tố tất định kia có cho họ làm khác đi đâu?

Chân dung triết gia Harry Frankfurt

Triết gia Harry Frankfurt thì lại không nghĩ như vậy. Cuối thế kỷ 20, ông đã đưa ra một vài ví dụ phản chứng cho lập luận này. Cụ thể, Frankfurt cho rằng: ok, nếu thuyết tất định là đúng, một người như Tuấn không thể làm khác đi được, chỉ có thể lấy trộm tiền, đúng. Mặc dù vậy, tuấn vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức khi ăn trộm tiền.

Vì sao? Vì nguyên tắc PAP cho rằng một người sẽ phải chịu trách nhiệm đạo đức chỉ khi họ có thể làm khác đi, ông gọi đây là nguyên tắc về khả năng thay thế (principle of alternate possibilities) và nguyên tắc này là sai.

Tương tự,  nguyên tắc PAP cũng nói rằng một người sẽ phải chịu trách nhiệm đạo đức chỉ khi hành động của họ không bị tất định bởi những yếu tố họ không có quyền kiểm soát, và điều này là cũng sai nốt.

Hãy cùng tìm hiểu tại sao Frankfurt lại đi đến những kết luận như vậy bằng cách phân tích những ví dụ ông đưa ra.

Các trường hợp Frankfurt, câu chuyện “Tấm và Cám”

Hãy cùng bắt đầu với một ví dụ Frankfurt giản lược. Lúc nãy Tuấn vẫn còn khá hiền nên lần này chúng ta sẽ lấy một trường hợp xấu xa hơn nhiều. 

Giả định có hai chị em Tấm và Cám đều đã luống tuổi, tình cảm chị em giữa hai người không tốt đẹp lắm vì từ bé đến lớn lúc nào Cám cũng muốn đứng trên cơ chị mình, lúc nào cũng muốn làm người quan trọng và lại được bố mẹ chiều lòng nên Cám được coi như đứa con cưng trong hai chị em. Khi người cha chết đi, trong số các giấy tờ ông để lại, Cám tìm được một bức thư trên đó ghi rằng thật ra cha thương hai đứa như nhau, rằng có thể Tấm cảm thấy thiệt thòi vì bố thương Cám hơn và ở nơi chín suối cha mong rằng Tấm đừng tủi thân nữa vì tình cảm cha dành cho hai chị em là như nhau. Cám đọc bức thư và có động lòng một chút, nhưng ngay lập tức cô nghĩ lại rằng không thể để Tấm biết chuyện này được, cô đã mất bao nhiêu công sức để tỏ ta rằng mình được cưng chiều hơn. Thế là Cám đã đi đến quyết định đốt bức thư.

Bây giờ hãy coi hành động đốt bức chư của Cám làm hành động trung tâm của ví dụ, và qua hành động này chúng ta sẽ sửa sang một vài chi tiết để thấy rõ sự thay đổi trong trách nhiệm của Cám vì đã đốt thư.

Trường hợp 1: Cám tự mình đốt bức thư, không ai xúi giục, không gì tác động cám làm vì ý định của chính Cám và chỉ Cám.

=> Cám có đáng trách hay không? Nếu Tấm phát hiện ra, Tấm có quyền thù hận Cám hay không? Dĩ nhiên là có. 

Trường hợp 2: cũng là trường hợp Frankfurt thứ nhất: Còn có một đứa em nữa tên là Hiền, con nhỏ này thực chất là quỷ đội lốt người, ác độc hơn cả Cám, nó lấy sự tủi hổ của Tấm làm thú vui. Và Hiền cũng giống Cám ở chỗ muốn thủ tiêu bức thư đi. Hiền doạ dẫm rằng nếu cám không đốt bức thư thì Hiền sẽ là người đốt Cám, và nếu Cám nói chuyện này với tấm thì hậu quả cũng sẽ tương tự, mà Hiền lại là thứ nói gì làm nấy kể cả những chuyện điên rồ nhất. Thế là Cám đốt luôn bức thư.

Như vậy, ý định đốt bức thư của cám và sự doạ dẫm của Hiền là hoàn toàn tách biệt nhau. Cám vẫn đốt bức thư kể cả có bị Hiền doạ giết hay không, vì cám có thể đốt thư vì sợ Hiền, nhưng cũng hoàn toàn có thể tự đốt vì động cơ của chính mình.

Có hai điều Frankfurt muốn nhấn mạnh ở đây. Thứ nhất, Cám vẫn đáng lên án như ở trong trường hợp 1, Tấm có quyền trách móc, trả thù Cám nếu phát hiện ra sự việc. Thứ hai, Cám đã không thể làm khác đi, vì Cám biết rằng không đốt bức thư thì sẽ bị giết, không làm vậy đồng nghĩa cám chuốc lấy cái chết về mình. 

Và đó là ví dụ phản chứng cho nguyên tắc về khả năng thay thế (PAP- principle of alternate possibilities) của Frankfurt, khi một người vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, mặc dù họ không có chọn lựa nào khác trong hành động.

Trường hợp 3: Hiền là chuyên gia thần kinh học

Trường hợp vừa rồi vẫn chưa đủ để thể hiện hết những gì Frankfurt muốn đề cập. Bời vì mặc dù cám không có lựa chọn nào tốt hơn đốt thư, không có nghĩa cám không có lựa chọn nào khác. Cám có thể làm nhiều chiêu khác như đàm phán với Hiền, đốt một bức thư giả,….hoặc thậm chí là không đốt và để cho Hiền giết mình. Rốt cuộc Cám vẫn có những lựa chọn khác. Cho nên không thể gọi đây là ví dụ phản chứng cho nguyên tắc về khả năng thay thế PAP, mà nói đúng hơn phải là ”ví dụ phản chứng cho “nguyên tắc về khả năng thay thế tốt” (PGAP – principle of good alternate possibility). Vì PAPchỉ đề cập rằng một người sẽ phải chịu trách nhiệm đạo đức vì họ có thể làm khác đi, trong khi PGAP nói rằng người đó sẽ phải chịu trách nhiệm đạo đức vì họ không thực hiện những phương án tốt khác. Và trong trường hợp này,  Cám vẫn đáng trách trong khi cám không có phương án tốt khác vì tất cả những cách kia đều dẫn Cám đến cái chết. Điểm thú vị ở đây là việc bạn hoàn toàn phải nhận trách nhiệm đạo đức cho hành động của mình cho dù nó có liên quan đến tính mạng của bạn đi chăng nữa, chỉ bởi vì bạn có động cơ xấu.

Tuy nhiên, lập luận trên xuất hiện một vài vấn đề liên quan đến thuyết không tương thích liên quan đến thuyết tất định và trách nhiệm đạo đức. 

Những người ủng hộ thuyết không tương thích sẽ nói rằng, mấu chốt không phải là việc anh có phương án tốt khác, mà là việc anh có phương án khác, không quan trọng tốt hay xấu. Và để bẻ gãy lập luận này, Frankfurt đưa chúng ta đến một tình huống giả định mới. Ở tình huống này, thay nhân vật Hiền ở trường hợp 2 thành Vivi, Vivi cũng hiểm độc như Hiền nhưng đỡ hơn và không có ý định làm hại ai. Vivi là một chuyên gia thần kinh học cực thông minh, cũng muốn tận hưởng khoái lạc từ nỗi đau của Tấm nhưng lại không muốn ra mặt mà điều khiển cám từ xa bằng một thiết bị bí mật cấy trong não Cám. Thiết bị này có thể thay đổi quyết định của cám theo ý Vivi mà cám cũng hoàn toàn không biết. Chẳng hạn, khi Cám ăn bún đậu, trước mặt cám có hai loại nước chấm là nước mắm và mắm tôm, thì ngay khi não của Cám xử lý thông tin và chuẩn bị đưa ra quyết định chấm mắm tôm thì Vivi sẽ nhấn nút để chuyển quyết định của Cám thành nước mắm. và Cám cứ thế chấm nước mắm mà không ý thức được quyết định của mình đã bị thao túng từ xa. Vivi cũng làm điều y hệt như vậy với Cám khi cô phân vân giữa việc đốt và không đốt bức thư. Như vậy, ở đây Vivi chính là nhân tố đảm bảo việc Cám đốt bức thư sẽ xảy ra. Nhưng trên thực tế thì dù Vivi không điều khiển Cám thì cô cũng vẫn đốt thư, như đã nói ở trên.

Mục đích của ví dụ này là gì? Frankfurt muốn chúng ta rút ra hai kết luận:

Kết luận 1: Từ đầu đến cuối cám luôn luôn đáng trách vì đã đốt thư, cám làm vậy vì sự cay nghiệt của cô đối với chị gái, cô đốt thư vì động cơ xấu xa ấy của bản thân chứ không chịu sự tác động từ ai.

Kết luận 2: Cám không thể làm gì khác, Hiền hoặc Vivi sẽ ép cô phải làm vậy và cô không thể cưỡng lại sự khống chế từ họ.

Nói tóm lại, 

Trên đây là ví dụ phản chứng cho PAP, Frankfurt đã khẳng định sự tồn tại của trách nhiệm về mặt đạo đức mặc dù người thực hiện hành động không thể làm khác đi. Qua đó Frankfurt chứng minh lập luận trụ cột của PAP đã mục ruỗng từ bên trong, rằng kể cả hành động của bạn là không thể tránh khỏi, bạn hoàn toàn bị yếu tố bên ngoài chi phối, thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm đạo đức cho việc làm của mình – giữa một vũ trụ tất định.

Tia le lói của tự do – Flicker of freedom (FOF)

Trước khi đi vào khái niệm của FOF, hãy điểm lại lý luận mà phe ủng hộ thuyết tương thích đã đưa ra trước ví dụ của frankfurt. Họ nói rằng: ít ra thì ngay trước khi Vivi nhấn nút để thay đổi quyết định của Cám, Cám có thể đã có một khoảnh khắc nhìn ra con đường chính nghĩa là giữ lại bức thư cho Tấm, nhưng không có cơ hội thực hiện vì bị Vivi ngăn cản mất rồi, và như thế thì cám cũng không đáng trách lắm vì tất cả xảy ra là do Vivi, thậm chí ta có thể đổ tất cả mọi tội lỗi lên đầu Vivi. Trong thuyết không tương thích, khoảnh khắc này được gọi là FOF – tia le lói của tự do – khoảnh khắc một sự kiện có thể diễn ra khác đi một chút. FOF cho cám chút trách nhiệm đạo đức vì ở đó, cám có một chút xíu quyền năng được hành động khác đi, tuy không được thực hiện nhưng cũng gọi là có. Nên để đáp lại lý luận này, có thể nói quy luật chúng ta cần không phải là PAP – “bạn phải chịu trách nhiệm đạo đức cho một việc khi bạn có lựa chọn làm khác đi” mà phải là “bạn phải chịu trách nhiệm đạo đức cho một việc chỉ khi nào – trong quá trình đưa ra quyết định – bạn có một ý định khác với chính xác những gì bạn thực sự làm.

Bạn phải chịu trách nhiệm đạo đức cho một việc

Chỉ khi nào

Trong quá trình đưa ra quyết định, bạn có một ý định khác với chính xác những gì bạn thực sự làm

Nên lưu ý là thuyết tất định có lý luận rằng trong suốt quá trình suy nghĩ và thực hiện một hành động, bạn không có tí kiểm soát nào cả, và rằng bạn không phải chịu chút trách nhiệm nào về hành động của mình. Trong khi ở trường hợp Frankfurt, có một khánh khác nhỏ nhoi bạn có quyền tự do tư duy, và như thế làm nên trách nhiệm đạo đức của bạn.

Tầm quan trọng của nhân tố tác động

Trong trường hợp Frankfurt, nhân tốc tác động, cụ thể là Vivi và cái máy của cô ta không hề tham gia vào việc hủy hoạt bức thư, mặc dù cô ta có ở đây để đảm bảo rằng việc ấy chắc chắn xảy ra. Hoặc, mặt khác, cô ta hoàn toàn chịu trách nhiệm thay cho cám vì đã khiến cám thực hiện những hành động như vậy.

Khi những nhân tố bạn không thể kiểm soát khiến một việc xấu xảy ra, thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những thứ đó. Tuy vậy, nếu những nhân tố kia không trực tiếp gây ra hành động mà chỉ ở đó để đảm bảo cho mọi thứ xảy ra mà thôi, bạn vẫn là người phải chịu trách nhiệm, giống như cám vậy.

Vậy nếu thuyết tất định là đúng, các yếu tố quy định (luật tự nhiên, điều kiện ban đầu,..) mới là thứ khiến chúng ta có hành vi đó, và không ai đáng trách. Nhưng trong trường hợp Frankfurt, cám hoàn toàn có thể bị trách tội.

Phản ứng của Frankfurt trước khái niệm FOF.

Nếu bạn muốn dập tắt lý lẽ của phái thuyết không tương thích, hãy thử cân nhắc ví dụ thứ tư sau đây.

Lần này, không có tia tự do le lói nào hết, Cám vẫn đốt bức thư với một niềm vui độc ác trong khi Vivi ở phòng bên cạnh kiểm soát Cám bằng thiết bị tối tân. Nhưng sự việc lần này khác biệt ở chỗ cán bị Vivi điều khiển hoàn toàn từng liên kết nơ-ron thần kinh, từ lúc đọc được bức thư cho đến khi bức thư bị cháy rụi. Dù một tia le lói nhỏ nhoi của tự do cũng không có cơ hội xảy ra. Mà như ta đã biết, một số trường hợp Frankfurt đã khẳng định rằng kể cả khi không có FOF, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm đạo đức cho việc làm của mình.

Rốt cuộc, câu hỏi về trách nhiệm đạo đức trong một vũ trụ tất định vẫn còn bỏ ngỏ, chúng ta sẽ cùng tiếp tục bóc tách các phân tích của Frankfurt, còn nhớ con bọ chét của Keanu Reeves chứ? liệu anh ta có thực sự vô tội? và nếu có thì những nhân tốc đã chi phối anh ta là gì? Đọc thêm ở phần 3.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *