Bài 2: Checklist của khoa học

Xuất bản

Trong

Cho đến nay, vẫn chưa thật sự có một định nghĩa chính xác về khoa học cho dù các triết gia đã dành hàng thập kỷ để tranh luận về nó. Tuy nhiên, hai từ “khoa học” vẫn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ việc xác định tác nhân gây ung thư cho đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của con người. Vì thế, chúng ta vẫn cần có một cách thức cụ thể để phân biệt những hoạt động nào mang tính khoa học, còn những hoạt động nào không mang tính khoa học.

Cách thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng một checklist các tiêu chí sau đây:

  1. Tập trung nghiên cứu về thế giới tự nhiên
  2. Nhắm tới mục đích giải thích thế giới tự nhiên
  3. Sử dụng các ý tưởng có thể kiểm chứng được
  4. Đưa ra kết luận dựa trên các bằng chứng
  5. Có sự đóng góp, kiểm chứng của cộng đồng (các nhà khoa học khác)
  6. Làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về sau
  7. Ai cũng có thể tham gia nghiên cứu khoa họ nếu như học có những hành vi, ứng xử một khách khoa học

Bởi vì khoa học vẫn chưa thật sự có một ranh giới rõ ràng nên việc một hoạt động được coi là khoa học không nhất thiết phải đáp ứng tất cả 7 tiêu chí này. Có những tiêu chí được cọi là cực kì trọng tâm đối với khoa học như tiêu chí 4. Đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng nhưng có tiêu chí lại ít quan trọng hơn, chẳng hạn tiêu chí thứ 6, có những nghiên cứu khoa học dẫn đết một cái kết cụt, thay vì mở đường cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, nếu một hoạt động mà không đáp ứng được hầu hết 7 tiêu chí này thì chúng ta không nên coi đó là một hoạt động mang tính khoa học.

Để dễ hình dung 7 tiêu chí này, ta lần lượt đối chiếu chúng với một hoạt động nghiên cứu khoa học điển hình, đó là hoạt động nghiên cứu mô hình nguyên tử của Ernest Rutherford. Còn sau đây, ta sẽ bắt đầu ngay với tiêu chí đầu tiên.

Khoa học đặt câu hỏi về thế giới tự nhiên.

Khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên. Nó bao gồm các thành phần của vũ trụ vật lý xung quanh chúng ta như nguyên tử, thực vật, hệ sinh thái, con người, xã hội và giải ngân hà, cũng như sự tác nhân tự nhiên đến những thành phần đó. Ngược lại, khoa học không thể nghiên cứu những tác nhân siêu nhiên và giải thích chúng. Ví dụ ý kiến cho rằng thế giới bên kia tồn tại không phải là một phần của khoa học vì thế giới siêu nhiên hoạt động ngoài tầm kiểm soát của thế giới tự nhiên.

Khoa học có thể nghiên cứu tất cả các loại câu hỏi:

  • Những tảng đá lớn tuổi nhất trên thế giới được hình thành từ khi nào?
  • Thông qua những phản ứng hóa học nào mà nấm có được năng lượng từ các chất dinh dưỡng mà chúng hấp thụ?
  • Điều gì đã gầy nên đốm đỏ trên sao Mộc?
  • Khói đã di chuyển trong không khí như thế nào?

Dường như tất cả các thể loại câu hỏi, ta đều có thể đặt ra để nhờ khoa học tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, khoa học chỉ trả lời được những kiểu câu hỏi nhất đinh, đó là những câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên, các quá trình tự nhiên. Nếu bạn đặt cho khoa học các câu hỏi như ý nghĩa của cuộc sống là gì hay linh hồn có tồn tại không, thì những câu hỏi này đã đi quá phạm vi “thế giới tự nhiên” của khoa học, vì thế nên khoa học không thể đưa ra câu trả lời.

Rutherford và mô hình nguyên tử

Ernest Rutherford

Vào đầu những năm 1900, Ernest Rutherford bắt đầu nghiên cứu mô hình tổ chức của nguyên tử — vật chất cơ bản của thế giới tự nhiên. Mặc dù các nguyên tử không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể được nghiên cứu bằng các công cụ của khoa học vì chúng là một phần của thế giới tự nhiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *