Triết học là gì và vấn đề cơ bản của triết học

Xuất bản

Trong

Triết học là gì, vấn đề cơ bản của triết học là gì, hai câu hỏi này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trả lời thật tốt câu hỏi đầu tiên sẽ giúp chúng ta dễ dàng trả lời câu hỏi thứ hai. Vậy, chúng ta hãy bắt đầu ngay với câu hỏi đầu tiên.

Triết học là gì?

Trước tiên, hãy nói một chút về bản thân những câu hỏi kiểu này. Những câu có dạng “X là gì?” như thế này thường có hai loại:

  • Người hỏi chưa thực sự biết hay trải nghiệm được X. Ví dụ, bạn chưa từng được ăn món kimchi, bạn cũng không biết từ kimchi nghĩa là gì vì thế nếu bạn hỏi ai đó câu “Kim chi là gì?” thì người ta có thể trả lời là “Kim chi là một món ăn truyền thống của đất nước Hàn Quốc được làm từ cải thảo, ớt bột, qua quá trình lên men.” Những câu trả lời thế này nếu có thể dễ dàng thỏa mãn được người hỏi.
  • Trường hợp thứ hai đó là, X thật ra đã từng và thường xuyên được bản thân người hỏi trải nghiệm nhưng có thể người hỏi không để ý. Ví dụ như câu hỏi Học là gì, thì thật ra mỗi chúng ta đã từng nhiều lần thực hiện một hành động gọi là học rồi, ví dụ học bò, học nói, học chạy lúc còn nhỏ. Rồi học một kĩ năng bất kì để tồn tại. Câu hỏi “Suy nghĩ là gì” cũng tương tự, vì rõ ràng, mỗi người chúng ta đều đang thực hiện hành động suy nghĩ đó thôi.

Vậy câu hỏi triết học là gì thuộc loại nào? Xin trả lời đó là loại thứ hai. Bởi vì thật ra trong cuộc đời, mỗi người đều ít nhất có những lần tự vấn về vấn đề gì đó mà thật ra đó chính là triết học. Triết học thật sự không xuất phát từ trên trời mà xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống của con người.

Câu hỏi này sẽ dễ dàng trả lời hơn nếu chúng ta đi từ xuất phát điểm của triết học. Để mị kể cho các bạn nghe câu chuyện sau đây:

Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai chàng trai cùng yêu một cô gái tên là Mỵ Nương. Cả hai đều đẹp trai, ga lăng và thật lòng yêu Mỵ Nương nhưng nàng chỉ được phép chọn một người làm người yêu. Một hôm, nàng hẹn hai chàng trai ra công viên và đưa ra một thử thách cho hai chàng kia, đó là cả hai phải đưa ra lời giải thích tại sao Lợn không biết bay.

Mỵ Nương hỏi: Sơn Tinh này, theo anh lợn có biết bay không?

— Không, lợn không biết bay.

— Nhưng sao anh biết?

— Sơn Tinh: Đơn giản là anh biết thôi.

— Anh biết thế nào?

— Anh tin như thế.

— Nhưng tại sao anh lại tin là lợn không biết bay?

— Bởi đó là niềm tin của anh.

— Tại sao anh nghĩ niềm tin của anh sẽ thuyết phục được em?

— Bởi vì anh đúng.

— Tại sao anh biết anh đúng?

— Vì anh nghĩ là nó đúng thôi!

Mỵ Nương lắc đầu không hài lòng và quanh sang bên Thủy Tinh. Anh chàng này giải thích như sau:

Một con vật để bay được thì cần phải có hình dáng khí động học. Mà con lợn thì không có hình dáng khí động học. Vì thế nó không thể bay được

Nghe đến đây, Mỵ Nương có vẻ rất thuyết phục, đôi mắt nàng nhìn Thủy Tinh với một vẻ vô cùng ngưỡng mộ.

Đến cả Sơn Tinh cũng tỏ ra đông tình với ý kiến của Thủy Tinh. Nhưng Sơn Tinh vẫn hỏi thêm: “Mà tao chưa hiểu thế nào là hình dáng khí động học, mà sao mày khẳng định được bất kì thứ gì muốn bay được phải có hình dáng khí động học?”

Thủy Tinh trả lời: “Hình dáng khí động học là phải có form người thon dài, và nhẹ, chứ con lợn ục ịch như thế thì không phải là có hình dáng khí động học rồi. Một thứ gì muốn bay được trước tiên nó phải nhẹ đúng không, và hình dáng kí động học để nó đỡ bị cản bởi không khí. “

Càng nói càng tự tin, Thủy Tinh còn chia sẻ bí quyết cho Sơn Tinh: Bây giờ, nếu mày muốn thuyết phục ai đó, hãy đưa ra những lời lẽ lập luận có cấu trúc thế này:

P1: Nếu P thì Q
P2: P đúng
C: Q đúng

Nếu cả p1 và p2 đều đúng thì mày sẽ thuyết phục được người nghe tin vào kết luận của mày. Ví dụ thêm nữa: nếu mày muốn thuyết phục một người nào đó rằng anh A, cô B, chị C nào đó rồi cũng có lúc phải chết, mày nên đưa ra cách thuyết phục thế này: “Đã là người thì ai chẳng phải chết, mà A, B, hoặc C đều là người cả, vậy thì một ngày nào đó họ cũng sẽ chết thôi.”

Hoặc như nếu ai hỏi mày bồ câu có biết bay không, nếu như mày chưa thấy bồ câu bao giờ nhưng mày biết đó là một loài chim thì mày có thể giải thích thế này: “tất cả các loài chim đều biết bay, bồ câu là một loài chim nên bồ câu cũng biết bay.”

Nhưng đến lúc này, Sơn Tinh hỏi vặn lại Thủy Tinh: “Thế làm sao mày biết được là người thì ai chẳng phải chết, biết đâu có ai đó có bí quyết trường sinh bất tử thì sao?”

Mỵ Nương lúc này bênh vực Thủy Tinh, nói lại với Sơn Tinh rằng: cái đó đúng quá rồi còn vặn vẹo gì nữa, sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của các sinh vật sống rồi.

Sơn Tinh chưa chịu đầu hàng đối thủ:

— Thôi được, thế làm sao mày biết tất cả các loài chim đều biết bay?

— Mày thử nghĩ lại xem, có chim gì là ko biết bay không: bồ câu, đại bàng, chim sẻ, chim chích chòe, diều hâu, quạ, vẹt, vành khuyên, chào mào… đều biết bay.

— Thế còn chim cánh cụt, có biết bay không?

Thủy Tinh tỏ ra hoàn toàn lúng túng trước câu hỏi của Sơn Tinh

Mỵ Nương: đúng rồi, thế mà em không nhớ ra. Chim cánh cụt đâu có biết bay, em đã từng xem một chương trình thế giới động vật về loài chim này. Không những chúng không biết bay, mà chúng di chuyển cũng ì ạch, nhưng bù lại chúng lại bơi rất giỏi dưới nước.

Thủy Tinh: Thì cho anh sửa lại là trừ chim cánh cụt ra.

Sơn Tinh lại tiếp tục: thế gà có biết bay không mày, theo sách sinh học dạy thì gà cũng là một loài chim nhé, cả con công nữa, không lẽ cứ thấy loài chim nào không biết bay mày lại sửa lại định nghĩa của mày?

Thủy Tinh không nói được lời nào nữa.

Mỵ Nương: đúng đó, hóa ra anh cũng không thông minh cho lắm. Thế là nàng bỏ về nhà mà không nhận lời bất kì ai.

* * *

Một cụ già ngồi gần đó nghe được toàn bộ câu chuyện. Ông nhận ra, mấu chốt quan trọng nhất trong câu chuyện trên đó là câu hỏi, như thế nào là biết một điều gì đó. Nếu có được một định nghĩa cụ thể về thế nào là hiểu biết, thì một người có thể tự kiểm định những kết luận mình đưa ra là đúng hay không. Sau một thời gian trăn trở, ông già này đưa ra một định nghĩa về từ biết như sau:

Một người được coi là biết một điều gì đó khi anh ta có một niềm tin (belief), niềm tin này đúng (true) với thực tế và anh ta có thể biện minh (justify) cho niềm tin của mình. Mô hình định nghĩa sự hiểu biết này còn được gọi là JTB. ( https://www.tokresource.org/justified-true-belief )

Khái quát hơn nữa, ta có một khuynh hướng gọi là tri thức luận

Nhận thức luận hay Tri thức luận (Epistemology – επιστημολογία, gốc Hy Lạp kết hợp giữa επιστήμηtri thức và λόγοςhọc thuyết) là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức. (Theo wikipedia)

Đến đây, đọc định nghĩa về triết học chắc chắn sẽ dễ hiểu hơn nhiều rồi phải không?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có liên quan đến chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. 

To be continued

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *