Bài 15: Bản thể cá nhân (personal identity)

Xuất bản

Trong

Vấn đề bản thể có ý nghĩa đặc biệt với con người là bởi con người không chỉ là những sinh vật sống tầm thường mà còn có nhiều đặc tính về tâm lý và tâm sinh lý khó có thể định nghĩa bằng đặc điểm vật lý đơn thuần.

Ta có thể xem mỗi con người là một cá nhân có một quan điểm nhất định về thế giới, có mong muốn và khát vọng, có lịch sử riêng hàm chứa trong kí ức của anh ta, đồng thời có những xu hướng hành động và phản ứng nhất định đối với người khác cũng như thế giới xung quanh. Mỗi cá nhân cũng có khả năng đưa ra các quyết định lý tính và đạo đức mà vì đó anh ta có thể được ngợi khen, bị đổ lỗi và chịu trách nhiệm tương ứng. Qủa là khó, dù không hẳn là không thể để thực sự hiểu bản chất cách chúng ta xem người khác như những cá nhân riêng biệt. Qủa là khó để giải mã xu hướng thực hành hay bất tuân đạo đức của những cá nhân đó trừ phi con người cũng giữ các đặc tính theo thời gian như đồ vật. Và do đó, mỗi cá nhân là người như thế nào và điều gì đảm bảo tính liên tục của cá nhân đó theo thời gian vẫn luôn là những câu hỏi triết học quan trọng.

Những tiêu chí xác định bản thể

Khi chúng ta cố gắng trả lời câu hỏi xem ta là loại người như thế nào, ta thường nghĩ về tính cách. Khi nghĩ về tính cách, ta thường nghĩ đến suy nghĩ, những niềm tin sâu sắc, ao ước, khát vọng hay việc làm trong quá khứ của ta. Tôi là loại người nào? Tôi đã làm hay đạt được những gì? Ta cố kiếm tìm bằng chứng từ những hành vi và kinh nghiệm trong quá khứ để củng cố đánh giá về tính cách, mà trong quá trình đó thì kí ức đóng một vai trò then chốt.

Vì tôi nhớ mình đã nói hỗn với giáo viên và gặp rắc rối hồi lớp 5 mà tôi có ý thức về bản thân mình bao gồm những kinh nghiệm của thời lớp 5 đó. Kí ức cho tôi quyền truy cập vào 1 dạng bản thể tồn tại trước đó mà không gì khác có thể. Vai trò tiên quyết của kí ức trong việc hình thành ý thức về bản thân chúng ta qua thời gian đã khiến một số triết gia quả quyết kí ức là “tiêu chí” quyết định bản thể cá nhân theo thời gian.

“Tiêu chí kí ức” về bản thể cá nhân qua thời gian được cho là do triết gia John Locke (1632-1704) khởi xướng. Tạm thời ta chưa bàn đến chính khác John Locke nghĩ gì ở đây. Locke đã từng viết rằng con người là “một sinh vật thông minh, có suy tư và lý trí, có thể tự coi mình là chính mình, một sinh vật có cùng dạng suy nghĩ ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau” (Locke 1975: 335). Nói cách khác, con người là một sinh vật thông minh, có khả năng tự nhận thức được sự liên tục qua không gian và thời gian của chính mình.

Thật khó để nhận thấy làm thế nào một người có thể đạt được tất cả những điều đó mà không nhờ kí ức. Về căn bản thì kí ức là một hiện tượng mang tính thời điểm nên nó dường như là một tiêu chí rất tốt để duy trì sự bền bỉ theo thời gian. Trên hết, kí ức là thứ liên kết tôi với quá khứ của mình. Bởi vì tôi chỉ nhớ được kinh nghiệm quá khứ của mình, dường như theo một cách tự nhiên thì sẽ hình thành một bản ngã bền bỉ mà những kí ức cuộc sống truy lại được.

Hiện tượng kí ức sai lệch, nếu quả có thực, sẽ đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của việc lấy kí ức làm tiêu chí cho bản thể cá nhân. Cái gọi lại “kí ức sai lệch” không thực sự là kí ức mà là những trạng thái tâm lý khác – chẳng hạn – suy nghĩ và niềm tin – hàm chứa trong đối tượng và bắt chước kí ức thật. Song dù sao đi nữa, độ tin cậy sẽ luôn là một vấn đề vì kí ức về bản chất khó mà tin cậy được. Kí ức có nhiều khả năng hàm chứa những chi tiết mơ hồ. Tuy nhiên, kí ức vẫn là bằng chứng tốt nhất mà ta có để xác định tính liên tục của cá nhân.

Bên cạnh lý do không đáng tin cậy, lý do thứ hai có thể khiến kí ức không phải là tiêu chí tốt nhất để xác định bản thể cá nhân là ký ức có nhiều khoảng trống. Ta không thể nhớ lại những gì đã trải qua trong giai đoạn sơ sinh, hay những lúc mất ý thức và mất trí nhớ. Nếu không có những giai đoạn thế này, rất có thể chúng ta đã không tồn tại được đến bây giờ. Điều này đã gợi ý cho một số triết gia rằng bản thể cá nhân không hoàn toàn đồng nhất với sự tồn tại của chúng ta ở dạng sinh vật với những đặc tính vật lý hay sinh học mà thôi.

Khi áp dụng một cách nghiêm ngặt thì tiêu chí kí ức cũng sẽ mang lại một số kết quả kì cục. Khi mười tuổi, có lẽ bạn sẽ nhớ những gì mình làm hồi 5 tuổi, còn khi 50 tuổi bạn có thể nhớ những gì mình làm lúc 10 tuổi nhưng chả thế nhớ được hồi lên 5 nữa. Nếu theo đúng tiêu chí về kí ức, thì kí ức của bạn lúc lên 10 phải y hệt như lúc lên 5 hay lúc 50 tuổi, song bạn lúc 50 không thể y hệt lúc 5 tuổi được. Dường như có điều gì đó sai sai. Tất nhiên, nếu ta xem bản thể là thứ gì đó đồng nhất và liên tục thì kí ức của cả 3 phải hoàn toàn giống nhau.

Nếu coi kí ức là một tiêu chí khi xét đến bản thể cá nhân, có phải chúng ta cũng đang lập luận lòng vòng?

Rốt cuộc, những kí ức được cho là giải thích cho ý thức về bản thân tôi theo thời gian chính xác là những kí ức của những lúc mà tôi có mặt. Nhưng nếu tôi biết rằng đó là các kí ức của tôi và kí ức trải nghiệm của tôi thì hẳn tôi đã có khái niệm về bản thân mình như một bản thể bền vững rồi. Để xác định kí ức đúng là của mình, chẳng phải tôi đã phải có sẵn một khái niệm về bản thể bền vững ư? Vậy làm sao tôi có được khái niệm đó nếu không nhờ kí ức? Vì vậy, kí ức không thể thiết lập bản thể của tôi như một người mà dường như đóng vai trò là một tiền giả định.

Trả lời những vấn đề này, một số triết gia thích nói về sự bền vững và tính liên kết về tâm lý hơn là kí ức như là một tiêu chí xuyên suốt trong các khoảng thời gian. Trong những lúc mất ý thức vẫn có thể có sự liên tục nếu các trạng thái tâm lý sau đó phụ thuộc vào những trạng thái đi trước. Vì mỗi người không nhất thiết phải có khả năng xác định được mỗi trạng thái tâm lý đơn lẻ như là bản thể của chính họ, nên lý luận theo cách này không bị mắc lỗi lập luận lòng vòng. Tính xuyên suốt được bảo đảm giữa các giai đoạn của một đời người bởi trong mỗi giai đoạn, không cá nhân nào buộc phải nhớ kinh nghiệm của từng giai đoạn trước đó. Yêu cầu duy nhất là các giai đoạn đó có kết nối về nhân quả. Theo quan điểm này, kí ức thực sự chỉ là một dạng tâm lý duy trì liên tục trong số các trạng thái liên tục khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *