Bài 29: Bộ khung giải thích

Xuất bản

Trong

Con người là những sinh vật có khả năng kể chuyện một cách tài ba. Chúng ta có thể dùng mọi cách để liên kết các thông tin mình có được để hiểu hơn về thế giới xung quanh ta, cả thế giới tự nhiên lẫn thế giới nhân văn.

Dưới đây là một ví dụ. Hãy nhìn vào những nhóm từ này:

  • Dòng sông – Con thuyền – Cô gái
  • Cây bút – Mặt bàn
  • Điện thoại – Bao thuốc lá – Người đàn ông
  • Chậu nước – Con vịt – Đứa trẻ – Tiếng trống

Thật khó để không liên kết nghĩa của các từ này này lại với nhau. Bộ óc của chúng ta ngay lập tức tìm ra cách để sâu chuỗi các từ này lại để tạo thành một câu chuyện, hay ý nghĩa nào đó phù hợp với những kinh nghiệm/tri thức của ta về thế giới. Bất kể bạn làm gì khi nhìn thấy những nhóm từ này, bạn sẽ gần như không thể chỉ nhìn chúng như những từ ngữ đơn lẻ. (Chẳng hạn, bạn có thể liên kết các nhóm từ trên hành các hình ảnh như: một cô gái trèo thuyền trên dòng sông, một cây bút đặt trên mặt bàn, người đàn ông vừa hút thuốc vừa sử dụng điện thoại, một đứa trẻ đang chơi đùa trong châu nước cùng với một con vịt đồ chơi có thể phát ra tiếng kêu như tiếng trống).

Điều này cũng đúng khi chúng ta nhìn nhận các vật thể và sự kiện. Và điều này càng thú vị khi chúng ta bàn về các mối quan hệ nhân quả. Quan sát ảnh bên dưới, rất dễ giả định rằng những chữ sau đây được viết bởi ai đó sử dụng chiếc bút ở bên cạnh. Chúng ta không thể chắc chắn, nhưng đó là một giả định hợp lý.

Tương tự nếu chúng ta nhìn vào 2 vật thể này. Rất dễ giả định rằng, tờ giấy bị cắt bởi chiếc kéo ngay bên cạnh.

Nhưng sẽ thế nào nếu như ta biết thêm được một số vật thể ở xung quanh? (click vào nút để xem ảnh!)

[bg_collapse view=”button-orange” color=”#72777c” icon=”arrow” expand_text=”Xem ảnh” collapse_text=”Thu gọn” ]
[/bg_collapse]

Một trong những thành kiến của chúng ta là nghĩ rằng tất cả những gì tồn tại chỉ có bấy nhiêu đó như ta nhìn thấy, vì thế chúng ta dựng lên câu chuyện của mình chỉ dựa trên thông tin đầy thiếu sót đó. Khi có thêm càng nhiều dữ liệu, ta có thể đưa ra càng nhiều những lời giải thích tốt hơn. Sau đó, ta có thể cùng nhau tạo ra và kiểm định những bộ khung giải thích (explanatory framework) này, gọi chúng là các học thuyết (theories). Học thuyết nào mà cách giải thích của nó càng tương thích với những gì chúng ta đã biết từ trước về thế giới thì học thuyết đó càng có ích. Nếu như độ tương thích của hai học thuyết là như nhau, thông thường, các nhà khoa học sẽ chọn cái nào có cách giải thích đơn giản hơn. Việc loại bỏ bớt những sự phức tạp không cần thiết còn được biết đến với tên gọi Nguyên lý dao cạo Ockham.

Mời các bạn xem những hình minh họa dưới đây để hiểu hơn về quá trình hình thành, kiểm định, chọn lọc và sử dụng các học thuyết khoa học:

Bước 1:

Bước 2:

Bước 3

Bước 4:

Bước 5:

Bước 6:

Bước 7:

Bước 8:

Bước 9:

Bước 10:

Bước 11:

2 responses

  1. Linam

    Ôi trời ơi, vô tình mình biết được trang web này. Hay quá, cực kì hay, cực kì củng cố cho con đường mà mình tin là mình đang theo đuổi đúng. Nếu hình dung dễ hiểu hơn thì đây còn là phương pháp suy luận của Nhà văn Arthur Conan Doyle dành cho nhân vật Sherlock Holmes nữa, không sai luôn!!!!!!

    1. Đạt Vũ

      Rất vui vì nội dung trang web có ích đối với bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *