Bài 8: Cách đọc hiểu đồ thị dạng dotplots

Xuất bản

Trong

Khái niệm đồ thị dotplots

Dotplots là một dạng đồ thị được sử dụng để so sánh tần suất trong mỗi nhóm dữ liệu. Đồ thị dotplots thường được sử dụng nhiều nhất đối với tập dữ liệu nhỏ.

Như cái tên đã gợi ý, đồ thị này bao gồm các chấm (dots). Đây là cách đọc hiểu đồ thị dotplots:

  • Mỗi chấm thể hiện một số lượng quan sát cụ thể từ một tập dữ liệu. Số lượng quan sát cụ thể này là bao nhiêu sẽ được ghi chú cụ thể bên cạnh biểu đồ. Nếu không có ghi chú gì, ta hiểu rằng, mỗi chấm thể hiện một quan sát.
  • Các chấm được xếp chồng lên nhau thành một cột ở mỗi nhóm. Vì vậy, chiều cao của cột thể hiện tần suất tuyệt đối hoặc tương đối của các quan sát trong nhóm đó.
  • Các đặc điểm của dữ liệu trong đồ thị dotplot có thể được mô tả bằng các thuật ngữ như đối xứng hay độ lệch nếu như các nhóm dữ liệu mang tính định lượng (quantitative). Nếu các nhóm dữ liệu thuộc loại định tính (qualitative), thì dotplot không thể được mô tả bằng những thuật ngữ này.

Ví dụ về đồ thị dotplots

30 học sinh lần lượt được hỏi về màu sắc yêu thích của họ. Kết quả khảo sát được ghi lại và thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:

dotplot example

Mỗi chấm thể hiện một học sinh, và những chấm ở trên màu nào thể hiện những người yêu thích màu đó. Qua biểu đồ ta thấy, màu đỏ (Red) được yêu thích nhất (bởi 9 học sinh), tiếp đến là màu xanh Blue (bởi 7 học sinh). Màu chàm (Indigo) ít được yêu thích nhất.

Trong ví dụ này, chú ý rằng, danh mục / nhóm dữ liệu ở đây là loại biến định tính (các màu sắc), vì thế sẽ không phù hợp nếu dùng các thuật ngữ như tính đối xứng hoặc độ lệch đối với đồ thị này này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *