Bài 32: Thiên kiến nhận thức và ngụy biện logic

Xuất bản

Trong

Thiên kiến nhận thức

Chúng ta vẫn thường có nhiều hoài nghi về các phát biểu tri thức. Và đó là khi chúng ta giả định rằng bộ não của chúng ta hoạt động bình thường. Nhưng trên thực tế, chúng ta hay mắc phải những lỗi mang tính hệ thống trong tư duy. Những lỗi này rất khó để nhận ra chứ chưa nói đến việc sửa chữa chúng. Những lỗi như thế này được gọi là thiên kiến nhận thức (coginitive bias). Chúng có thể kiến chúng ta đưa ra những kết luận quá sớm hoặc sai lầm.

Một trong các thiên kiến chúng ta hay gặp nhất là thiên kiến xác nhận (confirmation bias). Đó là khi chúng ta chỉ để tâm đến những thông tin khớp với hoặc ủng hộ những niềm tin sẵn có của ta mà xem nhẹ hoặc phớt lờ đi những thông tin không khớp / mâu thuẫn với những niềm tin này.

Ví dụ, tôi tin rằng là các học sinh lớp X lười học. Vì vậy, tôi thường chú ý hơn đến các trường hợp học sinh không làm bài tập hay mải nói chuyện riêng trong giờ học mà ngó lơ, không thật sự chú ý đến những học sinh tập trung và chăm chỉ làm bài tập.

Đây là lĩnh vực kiến thức rất thú vị, bạn nên tìm đọc 2 cuốn sách là Tư duy nhanh và chậmPhi lí trí để hiểu sâu hơn.

Ngụy biện logic

Ngụy biện là các lỗi mắc phải khi lý luận (ví dụ ngụy biện thành phần và tổng thể), trái ngược với việc măc lỗi liên quan đến bản chất thực tế của sự vật hiện tượng (factual mistakes). Nếu trong một căn phòng thực tế có 21 người nhưng tôi chỉ đếm thấy có 20 người thì đó là tôi mắc lỗi factual mistakes. Nếu gió làm đổ lọ hoa đang đặt trên bàn đúng lúc con mèo vừa nhảy lên nhưng tôi lại đổ lỗi cho con mèo vì làm vỡ lọ hoa (với lập luận rằng lọ hoa đổ ngay sau khi con mèo nhảy lên) thì tôi đang mắc một lỗi ngụy biện (fallacy).

Có rất nhiều kiểu ngụy biện, bạn có thể tham khảo tại trang web https://yourlogicalfallacyis.com hoặc sách cẩm nang tư duy ngụy biện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *