Bài 14: Danh tính / Bản thể (Identity)

Xuất bản

Trong

Lời người dịch

Bạn còn nhớ từ giấy chứng minh thư (CMT) tiếng Anh gọi là gì chứ? Đó là: Identification Card hay ID Card. CMT là thứ giúp phân biệt mỗi cá nhân với những người khác, hay nói cách khác, nó giúp định danh bạn là ai trong số tất cả những con người trên thế giới này.

Từ đó bạn có thể hình dung, vấn đề được bàn đến trong bài này, mang nghĩa là xác định cái danh tính, cái để giúp phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.

Có nhiều cách để dịch thuật ngữ này: danh tính, bản thể hoặc sự đồng nhất. Trong bài này, tôi sử dụng đan xen cả 3 cách dịch trên.

Dù đã rất cố gắng, xong vẫn còn một số đoạn mình dịch chưa thoát nghĩa, rất mong mọi người đóng góp và chỉnh sửa.

Nghĩa của từ Identity theo từ điển oxford

Tổng quan

Thảo luận về sự đồng nhất (identitity) là một sự thảo luận lạ lùng. Các tuyên bố có dạng A đồng nhất (identical) với B dường như ngụ ý rằng giữa A và B có một vài mối liên hệ, và từ chính mối liên hệ đó, ta suy ra A và B là những thứ tách biệt (distinct things). Nhưng điều này không thể đúng, bởi vì nếu A và B đồng nhất với nhau thì A và B không phải 2 thứ tách biệt. Nếu tôi nói rằng Batman đồng nhất với Bruce Wayne (Danh tính bí mật của Người dơi là Bruce Wayne, một tỷ phú người Mỹ, một tay chơi, một nhà công nghiệp, một nhà từ thiện và là chủ sở hữu của Wayne Enterprises), tôi không định nói có 2 thứ tách biệt là Batman và Bruce Wayne và giữa chúng có một mối liên hệ. Chỉ có một người đàn ông ở đây với một vài món đồ rất ngầu.

Batman is Bruce Wayne. Bruce Wayne is Batman

Đôi lúc, các triết gia hay diễn tả sự đồng nhất một cách hài hước theo lối lập luận vòng tròn: Mọi vật là những gì nó là và không phải là một thứ khác( Everything is what it is and not another thing). Rõ ràng, một vật chỉ “không là một thứ khác” nếu như vật đó đã đồng nhất với chính nó. Theo một số triết gia, lập luận này không hề luẩn quẩn mà chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy sự đồng nhất sẽ không có vấn đề gì phải bàn cãi nữa vì bất kì thứ gì đều ít nhất đồng nhất với chính nó.

Như đã nói, tư duy về sự đồng nhất có thể rất phức tạp. Chúng ta không thể làm ngơ vấn đề này vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tư duy về những sự thay đổi tự nhiên (natural change) và mối quan hệ giữa các sự vật, bao gồm cả bản thân chúng ta và thời gian. Có phải mọi sự vật vẫn là chính nó khi thời gian trôi đi, ví dụ chiếc điện thoại bạn đang dùng ở thời điểm hiện tại, ngày hôm qua và ngày mai (nếu có thể) có phải là một, hay thế giới là một dòng chảy không ngừng, không có gì tồn tại quá một khoảnh khắc?

Khi triết gia Hy Lạp Cổ Đại, Heraclitus, nhận xét rằng không ai tắm hai lần trên một dòng sông, dường như ông đã nghĩ rằng sự tồn tại của các vật thể đơn giản chỉ là một mắt xích trong một chuỗi những biến chuyển vĩ đại.

Ở một cấp độ phân tích, những vấn đề phát sinh với bản thể cá nhân chỉ là một trường hợp đặc biệt trong những vấn đề bản thể nói chung: có phải mỗi người chỉ là thể xác của họ, có phải mỗi người là một thứ gì đó bất biến dù thời gian trôi khiến các bộ phận trên cơ thể có sự thay đổi là những câu hỏi có hình thức tương tự như câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa một khối đá và bức tượng được tạc ra từ khối đá đó. Ở một cấp độ khác, những vấn đề phát sinh với bản thể cá nhân liên quan tới chính khái niệm “con người” và như thế nào được coi là một con người.

Những đặc tính nào sau đây định hình cách chúng ta tư duy về bản thể cá nhân: con người – một sinh vật có lý trí, biết lập kế hoạch, tương tác với những những thứ xung quanh, tự chủ và biết chịu trách nhiệm đạo đức? Làm sao chúng ta có thể lập kế hoạch cho tương lai hay bắt một ai đó chịu trách nhiệm cho những gì họ đã gây ra trong quá khứ nếu như chúng ta không thể giải thích được mỗi chúng ta là một người và vẫn là chính người đó qua thời gian? Các triết gia đã bàn đến vấn đề bản thể này từ rất rất lâu, nhưng đây là một khái niệm làm nền tảng giúp chúng ta tư duy về bản thân chúng ta như là những sinh vật có lý trí và đạo đức.

Có hai kiểu đồng nhất:

  • Đồng nhất về lượng (numerical identity) nảy sinh khi chúng ta nghi ngờ việc có một đối tượng được xem xét hay nhiều hơn một. Ví dụ, tâm trí và thể xác có phải là một hay không, hay một thứ có phải còn là chính nó hay không, đặc biệt nếu như các bộ phận của vật đó liên tục bị thay thế qua thời gian.
  • Đồng nhất về chất (qualitative identity) được nhắc đến khi các sự vật chia sẻ chung một loại đặc tính nào đó (ví dụ, cá voi và cá heo là một khi ta nói đến khái niệm loài động vật có vú sống dưới nước).

Hai loại này dường như không có liên quan gì với nhau nhưng chúng ta sẽ thấy, một số triết gia đã lập luận rằng hai loại này thật ra có mối liên hệ qua lại với nhau.

Sự hợp thành là sự đồng nhất

Với bất kì vật thể nào được cấu thành từ các bộ phận, chúng ta đều có thể đặt ra câu hỏi: Mối quan hệ giữa vật đó và các bộ phận của nó là gì? Có phải vật đó chỉ là tập hợp tất cả các bộ phận tạo nên nó hay còn có gì đó khác nữa? Thật tự nhiên khi cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này là “Không”.

Nếu chúng ta nghĩ tổng thể (whole) là một cái gì đó khác biệt hoặc nhiều hơn các số lượng các thành phần tạo nên nó, chúng ta sẽ, chẳng hạn, đếm cả vật đó và các thành phần của nó? Nếu tôi mang một tá trứng, thì tôi đang mang 12 thứ – 12 quả trứng hay 13 thứ – 12 quả trứng cộng thêm một tá?

Dường như thật kì cục nếu trả lời “Mười ba”. Để tránh vấn đề “Đếm 2 lần (double counting)”, vài triết gia đã có khuynh hướng nói rằng một thứ chỉ là các bộ phận của nó và không có gì hơn nữa và họ gọi quan điểm này là: “Sự hợp thành là sự đồng nhất” (compositionality as identity).

Một vấn đề với cách tiếp cận sự đồng nhất theo hướng này là nó có vẻ vi phạm luật Leibniz. Trong bài diễn văn về Siêu Hình Học (Phần 9), Gottfried Wilhelm von Leibniz đã lập luận rằng nếu A đồng nhất với B thì bất kì thuộc tính nào của A cũng phải là thuộc tính của B. Đồng nhất về lượng kéo theo sự đồng nhất về chất. Điều này thường được gọi là Indiscernibility of Identicals (The principle that if two objects are absolutely identical then they must be indistinguishable from one another with respect to all of their properties. _Wikipedia). Bản thân Leibniz dường như cũng bảo vệ chiều tương phản – Identity of Indiscernibles (nguyên tắc rằng không tồn tại hai thứ giống hệt nhau hay có tất cả các thuộc tính giống nhau). Nếu nguyên tắc này đúng, đồng nhất về tính cũng kéo theo đồng nhất về lượng.

Nhiều triết gia chỉ đồng ý (subscribe) với nguyên tắc đầu tiên — Indiscernibility of Identicals vì cho rằng có thể tìm ra một phản ví dụ (counter example) đối với nguyên tắc thứ hai, Identity of Indiscernibles.

Ở đây có một phản ví dụ do Black Max (1952) nghĩ ra. Hãy tưởng tượng có một vũ trụ tồn tại trong đó chứa hai (và chỉ hai) quả cầu vàng nguyên khối giống hệt nhau, cùng quay tròn. Theo giả thuyết, những quả cầu sẽ có những thuộc tính nội tại và và ngoại tại giống y chang nhau.

Giả sử rằng mỗi quả cầu chứa vàng với số hiệu nguyên tử 79 (Au 79), giống y hệt, quay với tốc độ y hệt và cách mỗi quả cầu còn lại 10 triệu km. Nếu dựa trên các thuộc tính, chúng ta sẽ không có khả năng nhận ra sự khác biệt giữa chúng khi các thuộc tính là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, bạn không thể mường tượng được rằng, thực sự có hai quả cầu, chứ không phải là một?

Nguyên tắc còn lại của định luật Leibniz Indiscernibility of Identicals, dù được chấp nhận rộng rãi nhưng đã từng bị nghi ngờ bởi ít nhất một mối lo. Vấn đề này liên quan tới vấn đề số ít và số nhiều. Có phải Indiscernibility of Identicals tương thích với luận điểm rằng sự hợp thành là sự đồng nhất, như vừa giới thiệu ở trên, một tổng thể thì đồng nhất với các bộ phận của nó. Ta luôn luôn có thể phân biệt cái tổng thể với các bộ phận của nó theo số lượng: tổng thể là một trong khi những bộ phận là nhiều hơn một. Nếu tổng thể đồng nhất với các bộ phận của nó, chứng tỏ có một vài đặc tính của tổng thể (vd, một về số lượng) không giống với các bộ phận.

Đã có nhiều lời phản biện đối với vấn đề số ít số nhiều khiến quan điểm sự hợp thành là đồng nhất lung lay. Sự hợp thành, một số cho rằng, chỉ đồng nhất về mặt phi số lượng (non-numerical identity). Ngoài ra, vài triết gia thích nghĩ  rằng sự đồng nhất mang tính tương đối (relative), (vd, Geach 1967; 1980). Theo quan điểm này, một thứ có đồng nhất với các bộ phận của nó hay không còn phụ thuộc vào thuật ngữ đang được xét đến là gì. Ví dụ, những quả trứng là mười hai hay một phụ thuộc vào việc cơ số đếm (count) đang được sử dụng là bao nhiêu, mười hai hay một. Nhưng Lewis lại đưa ra ý kiến rằng, nếu bạn cắt nhỏ vấn đề ra, những gì đúng với các bộ phận không thật sự đúng với cái tổng thể hoặc ngược lại. Lấy một tá trứng làm ví dụ. Mỗi quả trứng có hình bầu dục nhưng một tá thì không (Nghĩ khác đi là phạm phải sai lầm ngụy biện sự hợp thành – tức là, cho rằng những gì đúng với từng bộ phận sẽ đúng với cả tổng thể.). Sự hợp thành làm sao có thể là sự đồng nhất nếu như mối qua hệ bộ phận – tổng thể vi phạm chính nguyên tăc của sự đồng nhất – the Indiscernibility of Identicals – nguyên tăc cần thiết để đảm bảo tính đúng đắn của nó.

Một phần vấn đề ở đây nằm ở thực tế rằng các phát biểu thể hiện sự đồng nhất có xu hướng là số ít (A is B) trong khi những phát biểu thể hiện mối quan hệ giữa thành phần và tổng thể có xu hướng số nhiều (A are B). Vì vậy, khi cố gắng tư duy để bảo vệ quan điểm sự hợp thành là sự đồng nhất, chúng ta bắt gặp một kết cục sai về mặt ngữ pháp như này: “The whole is the parts and the parts is the whole” hay “The parts are the whole and the whole are the parts”.

Nếu chúng ta muốn nói “The parts are the whole và the whole is the parts” – chúng ta đang công nhận rằng, ta đang đếm the partsthe whole theo 2 cách khác nhau và do đó chúng là những thứ khác nhau.

Hay giả sử chúng ta đồng ý rằng sự hợp thành là sự đồng nhất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường viết ‘The whole is the parts and the parts are 12.’. Giờ đây, chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn. Chúng ta có thể kết luận rằng phát biểu ‘The whole are 12’ là đúng? Điều đó có vẻ sai ngữ pháp và nếu chúng ta chấp nhận thực tế rằng sai ngữ pháp là một vấn đề mang tính logic, chúng ta có thể có xu hướng nghĩ rằng suy luận này bị cản lại (blocked). Điều này cho thấy sự hợp thành không là sự đồng nhất một cách tuyệt đối mà chỉ xấp xỉ. Tuy nhiên, có một khả năng khác là sự ngăn cản này chỉ mang tính câu cú/ngữ pháp mà thôi. Có thể kì cục khi nói ‘The whole are 12’ nhưng có nhiều người vẫn chấp nhận vì nghĩa của câu không đổi. Một số danh từ số nhiều có thể được theo sau bởi cả ‘is’ hoặc ‘are’ được chứ? Chúng ta có thể chấp nhận hai cách nói ‘The committee is here’ hoặc ‘ The committee are here’? Nếu điều này được phép, những câu sau đây: ‘The committee is its members; its member are 6; hence; the committee are 6’ – sẽ vừa hợp lý và đúng ngữ pháp. Nếu ‘is’ và ‘are’ được sử dụng thay thế nhau trong những trường hợp chỉ mang tính logic đơn thuần như thế này, chúng ta có thể sẽ không phản đối việc gán khái niệm tổng thể cho các số lớn hơn 1. Có thể nói mạch lạc rằng ‘the whole is 12’ sẽ đảm bảo được tính đúng đắn của sự hợp thành là sự đồng nhất.

Nhưng dĩ nhiên, làm như vậy có thể gây tranh cãi. Chúng ta vẫn thấy thoải mái hơn khi tư duy về các bộ phận của một tổng thể theo hướng tập hợp hơn là tư duy về tổng thể theo hướng chia cắt đơn lẻ. Các phần của chiếc bánh kem được gộp thành một nghe vẫn ok nhưng nói ‘tôi vừa mua một chiếc bánh có thể cắt nhỏ được’ thì nghe thật kì cục. (But it is, of course, contentious whether such moves would be deemed acceptable. We are much more comfortable thinking of the parts of a whole thing collectively than the whole severally. The parts of the pie taken collectively are one sounds ok, but the pie taken severally or divisibly is 12 still sounds odd.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *