Bài 34: Giả khoa học và Dở khoa học

Xuất bản

Trong

Bài trước, ta đã tìm hiểu một cách tổng quát về phương pháp của khoa học. Nhưng có những thứ nhìn thì giống khoa học, nhưng lại không tuân theo một quy trình của khoa học theo cách mà giúp ta tự tin hơn trong những phát biểu tri thức. Những thứ này được gọi là giả khoa học (pseudoscience).

Ví dụ về giả khoa học có thể kể đến danh sách dài như: vi lượng đồng căn, chiêm tinh học, phân tích chữ viết tay, cảm xạ nước, nghiên cứu hộp sọ…

Giả khoa học thường có 3 đặc tính có thể phân biệt được sau đây:

  • Dựa trên những bằng chứng từ kinh nghiệm cá nhân hơn là dựa trên những bằng chứng có thể tái phát triển.
  • Thiếu những bộ khung giải thích (học thuyết)
  • Không thể kiểm sai được

Ngoài ra, có thể kể thêm đến các đặc tính như: chỉ ủng hộ một quan điểm đặc thù nào đó, không sẵn sàng để làm thí nghiệm kiểm thử, sử dụng những từ ngữ cực kì mơ hồ khiến ta khó chỉ ra đâu là các yếu tố nhân quả (ví dụ  ‘năng lượng âm’ hay ‘ý thức lượng tử’), không sẵn sàng thảo luận với cộng đồng khoa học rộng lớn hơn.

Một cách tổng quát hơn, khoa học khác với giả khoa học ở chỗ khoa học có sự phát triển hoặc giúp các lĩnh vực khác phát triển. Ví dụ, những kiến thức khoa học về cấu trúc nguyên tử đã giúp tạo ra nhiều loại vật liệu mới. Vi lượng đồng căn, chiêm tinh học hay nhiều kiến thức giả khoa học khác không cho thấy sự tiến triển nào kể từ khi nó ra đời. Sự phát triển của chúng là một đường kẻ ngang.

Vẫn có rất nhiều người tin vào các kiến thức giả khoa học, điều đó chứng tỏ giả khoa học có hợp lý (rational). Tuy nhiên, sự hợp lý đó không phải kiểu hợp lý mà chúng ta được học trong khóa học này – đó là sử dụng các lập luận diễn dịch và quy nạp. Giả khoa học vẫn hợp lý theo cách riêng của nó, và đó là thứ tuyệt vời để khuấy động tính tò mò của chúng ta.

Bạn có thể tưởng tượng được điều gì xảy ra nếu người ta làm khoa học bằng mọi cách, bất chấp các rào cản về đạo đức. Mời các bạn theo dõi video sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *