Bài 7: Chủ nghĩa hoài nghi trong thời đại ngày nay

Xuất bản

Trong

Chủ nghĩa hoài nghi ngày nay tồn tại như một đe dọa mà các nhà triết gia phải học cách sống chung với nó. Một số triết gia trong những năm gần đây đã phát triển một hướng tiếp cận gọi là “tiếp cận theo ngữ cảnh” (contextualist) để ứng phó với chủ nghĩa hoài nghi.

Theo hướng này khi chúng ta không thể đáp ứng những tiêu chuẩn quá cao của chủ nghĩa hoài nghi trong việc định nghĩa tri thức ở ngữ cảnh triết học thì khi ta cần sử dụng “tri thức” theo nghĩa thông thường của nó, chúng ta sẽ có tiêu chí khác để phán định ai đó có tri thức một cách đúng đắn hay là không. Ví như câu hỏi: chiếc bàn này phẳng hay không? Sẽ có những câu trả lời khác nhau dựa theo ngữ cảnh của cuộc đàm thoại thông thường hay đang trong một tiết học vật lý. Tương tự như vậy, nếu hỏi rằng: một người có thể biết mình có tay hay không? cũng sẽ có câu trả lời dựa theo ngữ cảnh triết học hay thông thường.

Hãy nhớ lại tiêu chuẩn khắt khe của chủ nghĩa hoài nghi đối với tri thức: để được coi là hiểu biết một điều gì đó đúng thì một người phải loại bỏ mọi khả năng sai sót của vấn đề ấy.

Năm 1996, David Lewwis đưa ra một hướng lập luận trung gian như sau: chúng ta vẫn chấp nhận định nghĩa về việc có được tri thức đúng là nó phải loại bỏ mọi khả năng sai, tuy nhiên, mọi khả năng sai này phải tùy từng ngữ cảnh.

Ví như khi tôi nói: “mọi người hãy chia sẻ trang web này với những người mà bạn cho là hữu ích” thì mọi người ở đây của tôi không phải tất cả những người đang tồn tại trên thế giới mà chỉ giới hạn hẹp trong số những người đọc trang web của tôi mà thôi.

Tương tự vậy, việc loại bỏ mọi khả năng sai sót vì có một ngữ cảnh nhất định không đòi hỏi bạn phải đánh bại được con quỷ dối lừa với quyền năng vô hạn hoặc cũng không cần chứng minh rằng bộ não chúng ta không nằm trong thùng.

Ở đây, tôi sẽ kết lại vấn đề bằng việc mượn một ví dụ của chủ nghĩa khắc kỷ: hãy nghĩ mọi chuyện giản đơn, hãy làm đủ sáng căn phòng để phân được đó là một sợi dây hay một con rắn!

What’s next?

Chúng ta sẽ kết thúc phần 1 của khóa học ngay tại bài này (dù thực ra vẫn còn 1 link bài tập nữa). Ở phần 2, chúng ta sẽ hướng ánh mắt đã đượm vị triết học của chúng ta đến những khám phá thú vị về cái tôi bản thể (the self) như: chúng ta biết gì về bản thân mình hoặc người khác? Điều gì tạo nên sự độc đáo có tính duy nhất của mỗi người trên thế giới này? Và chúng ta có gì về tâm trí và thể xác thông qua việc dò xét kỹ lưỡng những ý nghĩ của ta qua phương pháp triết học?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *