Bài 18: Khái quát hóa

Xuất bản

Trong

Khái niệm

Khi chúng ta đi từ những quan sát sự vật - hiện tượng đơn lẻ đến những kết luận chung cho cả nhóm sự vật - hiện tượng đó, chúng ta đang khái quát hóa

Ví dụ, tôi thấy những con thiên nga tôi từng gặp đều có màu trắng, tôi có thể khái quát hóa đến kết luận rằng tất cả các con thiên nga đều màu trắng. Đây là một lập luận, tôi có thể viết nó ra dưới dạng như thế này :

P1 : Tôi đã từng trông thấy rất nhiều con thiên nga và tất cả chúng đều màu trắng.

C : Tất cả các con thiên nga đều màu trắng

Hay cụ thể hơn nữa, là thế này:

Con thiên nga này màu trắng.

Con này cũng màu trắng.

Thêm một con màu trắng. Tiếp tục một con màu trắng nữa.

Kết luận: Tất cả thiên nga đều màu trắng

Ngay lập tức bạn có thể đặt câu hỏi, tôi cần nhìn thấy bao nhiêu con thiên nga đủ để kết luận như trên. Xét theo khía cạnh của lập luận diễn dịch, câu trả lời của tôi là ‘tất cả’. Sự BẢO ĐẢM chắc chắn của lý luận diễn dịch vướng phải một vấn đề là chi phí cực lớn trong việc thu thập tất cả các thông tin. Do vậy, chúng ta cần phải chấp nhận việc thu thập một phần thông tin trong TẤT CẢ các trường hợp để rút ra những kết luận GẦN ĐÚNG. Và đó thường là trường hợp chúng ta khái quát hóa từ một mẫu đến toàn bộ tổng thể.

Đó cũng chính là những gì chúng ta làm khi thực hiện khảo sát. Những điều tra viên gặp gỡ một nhóm người ngẫu nhiên (mẫu), hỏi họ một số câu hỏi cụ thể, sau đó khái quát hóa kết quả. Ví dụ, một công ty truyền thông hỏi ngẫu nhiên 100 người dân Anh về quan điểm của họ trong việc nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu. Nếu 20% trong số này trả lời rằng họ muốn nước Anh ở lại, công ty truyền thông kia có thể kết luận rằng 20% người dân Anh không đồng tình với Brexit và muốn nước Anh ở lại. Đây còn được gọi là khái quát hóa theo tỉ lệ.

Cách tăng độ chính xác khi khái quát

Hãy quay trở lại ví dụ về thiên nga phía trên. Kết luận rằng tất cả các con thiên nga đều màu đen chỉ có vẻ hợp lý nhưng không chắc chắn 100%. Chúng ta có thể thay đổi điều gì để kết luận này trở nên chắc chắn hơn ?

Có hai điều bạn có thể làm đó là :

  • Tăng kích thước của mẫu
  • Tăng độ đa dạng của các cá thể trong mẫu.

Tăng kích thước của mẫu thì dễ hiểu rồi. Càng thấy nhiều con thiên nga, chúng ta càng tự tin hơn vào kết luận rằng tất cả các con thiên nga đều màu đen.

Còn tăng độ đa dạng của các cá thể trong mẫu là thế nào ?

Sự đa dạng giữa các cá thể thiên nga có thể bao gồm những sự khác biệt về các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý hoặc thời điểm trong năm.

Nếu chúng ta bắt gặp những con thiên nga khác nhau ở một loạt các tiêu chí như trên, và tất cả chúng đều màu trắng, chúng ta sẽ tự tin hơn khi kết luận rằng tất cả các con thiên nga màu trắng.

Các lỗi thường gặp khi khái quát

Trong đời sống hằng ngày, có rất nhiều lập luận được đưa ra dựa trên sự khái quát hóa. Bất kì khi nào bạn nghe thấy ai đó phát biểu một điều gì đó đúng trong tất cả các trường hợp, đó là một sự khái quát hóa.

Ví dụ, các phát biểu sau đây đều dựa trên sự khái quát hóa:

  • Pitbull là một loài chó hung dữ
  • Trên đời này, không có ai cho không ai cái gì
  • Những người đàn ông không biết lo cho gia đình thì không phải là người đàn ông thật sự
  • Không có gì quý hơn độc lập tự do
  • Những người thành công đều học đại học
  • Triết gia là những con người tuyệt vời

Mỗi phát biểu trên đây đều là một sự khái quát hóa. Điểm chung của tất cả các phát biểu trên là người phát biểu đều khẳng định kết luận của mình luôn đúng trong mọi trường hợp.

Chúng ta có 2 cách để kiểm tra một sự khái quát hoát là tốt hay không, đó là dựa trên kích thước mẫu và độ đa dạng của các cá thể trong mẫu.

Chúng ta cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng phép khái quát hóa nếu chúng ta muốn những phát biểu của mình được mọi người tin.

Có hai lỗi chúng ta thường gặp khi khái quát hóa.

Khái quát hóa vội vàng (khi kích thước mẫu quá nhỏ)

Giả sử, chúng ta gặp 2 người cực kì giàu có mà không tốt nghiệp đại học, chúng ta có thể khái quát hóa rằng tất cả những người thành công đều không tốt nghiệp đại học. Đây là một sự khái quát hóa vô cùng vội vã mặc dù điều này không có nghĩa là kết luận này không đúng.

Lấy mẫu không mang tính đại diện hoặc ngẫu nhiên

Nếu bạn tới một trận đấu bóng đá và hỏi khán giả rằng bộ môn thể thao yêu thích của họ là gì, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu câu trả lời của họ là môn bóng đá.

Chúng ta cũng cần cẩn thận khi loại trừ những trường hợp vốn đã phù hợp với định nghĩa trước đó của chúng ta.

Ví dụ, nếu như tôi phát biểu rằng, tất cả những người thành công đều không tốt nghiệp đại học, bạn có thể chỉ ra một người thành công mà vẫn có bằng đại học, thậm chí là bằng tiến sĩ.

Tôi bảo vệ niềm tin của mình bằng cách “định nghĩa lại” khái niệm người thành công để loại trừ ví dụ của bạn ra. Có thể bằng cách nói: “Oh, thành công của người đó không phải là kiểu thành công đích thực mà tôi muốn nhắc đến !”

Chúng ta cũng cần xem xét liệu đặc tính mà chúng ta đang khái quát hóa có phải là một đặc tính phù hợp hay không.

Nếu tôi phát biểu rằng, tất cả triết gia đều đẹp trai, tôi đã bỏ qua một điều rằng đẹp trai không có liên quan logic nào tới các triết gia. Đặc tính phù hợp hơn có thể là ế vợ hoặc tư duy tốt.

Tất cả những điều này giúp chúng ta đánh giá được một sự khái quát hóa là tốt hay không, hoặc những khái quát hóa nào chúng ta nên đề phòng.

Dĩ nhiên, sát thủ của việc khái quát hóa là các PHẢN VÍ DỤ (COUNTER EXAMPLE). Nếu tôi nói tất cả thiên nga đều màu trắng, thì việc tìm thấy một con thiên nga đen sẽ chứng tỏ sự khái quát hóa của tôi là sai.

Dấu hiệu dễ nhất để nhận thấy sự khái quát hóa là những phát biểu mang tính phổ quát theo kiểu vơ đũa cả nắm có chứa các từ như: TẤT CẢ, KHÔNG CÓ GÌ, MỌI THỨ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *