Bài 33: Phương pháp của khoa học và phép kiểm sai

Xuất bản

Trong

Phương pháp của khoa học

Trong phần 4 của khóa học, chúng ta đã thấy được những lợi ích của việc cùng nhau xác minh các tri thức. Tổng kết lại, ta đã nói về: việc cải thiện độ chính xác khi khái quát hóa, khả năng phát hiện lỗi, tính tái sử dụng và độ tin cậy, bộ khung giải thích và thiên kiến nhận thức.

Trong mỗi các trường hợp này, ta thấy rằng việc hợp tác có thể giúp mỗi người tự tin hơn về những gì mình biết. Mặc dù ta không thể giải quyết được triệt để vấn đề được đặt ra bởi chủ nghĩa hoài nghi hay biết chắc 100%, nhưng ít nhất chúng ta cũng cải thiện được điều gì đó trong lý luận của mình.

Chúng ta đã phát triển được nhiều cách thức để hệ thống hóa khía cạnh xã hội của việc xác minh tri thức. Một trong số những cách phổ biến nhất, và có lẽ là thành công nhất đó là khoa học.

Những phương pháp của khoa học đã phát triển để giúp đối phó với những vấn đề mà mỗi cá nhân không thể tự giải quyết được, và chúng tối ưu nhiều cách trong đó chúng ta có thể cùng nhau tạo ra và xác minh tri thức.

Cải thiện việc khái quát hóa.

Các nhà khoa học là những người được đào tạo kĩ lưỡng trong việc quan sát, đo đạc và ghi chép. Họ thực hiện điều này bằng những cách thức chuyên biệt cao, như chú trọng vào giá trị định lượng giúp việc phát hiện ra các xu hướng và đưa ra các phát biểu dựa trên khái quát hóa quy nạp trở nên thuyết phục hơn.

Phát hiện lỗi.

Các nhà khoa học giao tiếp thông qua việc lập luận. Họ đưa ra các tiền đề hay kết luận bằng cách sử dụng các bằng chứng của chính họ hoặc của người khác. Các bài báo khoa học thường báo cáo những gì được phát hiện, được phát hiện ra sao, và có thể tiếp tục suy ra các kết luận gì từ những phát hiện này. Những bài báo này được nhận xét chéo giữa các nhà khoa học với nhau để đảm bảo những lập luận được đưa ra là những lập luận hợp lý. Thông thường, các nhà khoa học làm việc này trước khi mỗi bài báo khoa học được xuất bản.

Tái phát triển và độ tin cậy.

Một trong những đặc điểm cốt lõi của khoa học là những phát hiện khoa học mới đều được đăng tải công khai trên các tập san khoa học. Điều này cho phép các nhà khoa học khác có thể xác minh bất kì một phát biểu nào. Nó cũng cho phép họ kiểm tra các phương pháp đã được sử dụng có sản sinh ra các bằng chứng đáng tin cậy hay không. Trong khi đó, các bằng chứng xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân ở những môi trường không kiểm soát được – thường không được chấp nhận là bằng chứng vì chúng không thể tái phát triển được.

Bộ khung giả thích.

Khoa học nổi tiếng trong việc đưa ra các bộ khung giải thích quan hệ nhân quả. Những bộ khung này được gọi là các học thuyết, và là mô hình của vũ trụ, hay các phần của nó, thứ mà cố gắng giải thích tại sao một hệ quả / hiện tượng cụ thể lại xảy ra. Chúng cũng giúp các nhà khoa học đưa ra các dự đoán dựa trên các học thuyết của họ, tức là chúng có thể được điều chỉnh để phù hợp với những bằng chứng mới.

Thiên kiến nhận thức

Thiên kiến (thành kiến) nhận thức là những thiên kiến mà mỗi cá nhân mắc phải trong tư duy. Chúng không dễ dàng xuất hiện trong cả một nhóm người – mặc dù mỗi cá nhân trong một nhóm thì rất dễ mắc phải chúng. Khi các nhà khoa học đánh giá những công trình nghiên cứu của người khác, họ phải rất cẩn thận để tránh những thiên kiến này (mặc dù không phải lúc nào họ cũng thành công).

Khoa học là một ví dụ về cách tiếp cận có thệ thống trong việc cải thiện tư duy phản biện. Nó có nghĩa là giúp nhau cùng tạo ra và xác minh tri thức. Nhưng điều đó không có nghĩa là khoa học luôn luôn đúng. Trong lịch sử, khoa học đã không ít lần đưa ra những  phát biểu sai nhưng lại được chấp nhận rộng rãi. Nhưng việc tìm hiểu thế giới cho đến nay vẫn là công lao của các nhà khoa học. Nó không phải là một hệ thống hoàn hảo, nhưng nó có một tiến trình thực hiện cụ thể – đây cũng chính là điều phân biệt nó với thứ được gọi là giả khoa học.

Phép kiểm sai

Như đã học, ta có xu hướng muốn xác nhận những niềm tin của mình hơn là tìm những bằng chứng chống lại chúng. Đây là thiên kiến xác nhận (confirmation bias) trong hành động. Khoa học ứng phó với điều này bằng vài cách, một trong số đó là nhận xét chéo các công trình nghiên cứu khoa học. Một cách khác nữa đó là yêu cầu các phát biểu khoa học phải kiểm sai được (falsifiable).

Các nhà khoa học thường say mê học thuyết của họ đến nỗi họ chỉ cố tìm những bằng chứng ủng hộ mình. Mỗi lần như thế, nhà khoa học đó có thể vui hơn một chút nhưng cuối cùng thì không biết tìm bao nhiêu mới là đủ để xác minh học thuyết đó là đúng.

Các nhà khoa học luôn luôn xây dựng những học thuyết của họ sao cho chúng có thể KIỂM SAI được. Điều này có nghĩa là phải có cách nào đó mô tả học thuyết đó theo cách, ví dụ: dưới một tập điều kiện / hoàn cảnh nhất định, nếu một hệ quả cụ thể xảy ra, thì học thuyết đó là SAI. Chính những tập điều kiện nhất định đó sẽ được dùng để thiết kế những thí nghiệm kiểm thử. Các nhà khoa học thích kiểm định xem trong những hoàn cảnh nhất định, một học thuyết có thất bại hay không hơn là có thành công hay không.

Triết gia Karl Popper khuyến khích sử dụng phương pháp kiểm sai bởi vì nó là một ví dụ của việc sử dụng DIỄN DỊCH trong khoa học chứ không phải là QUY NẠP. Dưới đây là một ví dụ thực tế trong lịch sử khoa học minh họa cho giá trị của phương pháp kiểm sai.

Ở thế kỷ 19, nhiều người tin rằng không gian được lấp đầy bởi một vật chất bí ẩn gọi là AETHER. Các nhà khoa học nghĩ vậy bởi vì ánh sáng dường như có tính chất sóng, mà sóng thì phải xuất phát từ sự rung động của thứ gì đó. Vì âm thanh là sự rung động của không khí, nên theo phép suy luận loại suy, ánh sáng là sự rung động của aether.

2 nhà khoa học là Michelson và Morely đã nghĩ ra một thử nghiệm kiểm thử khôn ngoan. Họ sử dụng laser để bắn 2 tia sáng theo hướng vuông góc với nhau. Họ lý luận: vì trái đất di chuyển dọc theo dòng aether, một trong 2 tia sẽ ngược chiều với aether và tia còn lại sẽ vuông góc với nó. Tia có chiều ngược lại, theo chiều chuyển động của trái đất sẽ có tốc độ chậm hơn tia còn lại.

Nếu điều này không xảy ra, thì khái niệm aether có thể bị loại bỏ. Thực tế thí nghiệm cho thấy 2 tia laser có tốc độ ngang nhau và khái niệm aether được chứng tỏ là sai. Học thuyết này đã bị kiểm sai bằng thí nghiệm.

Thay vì tìm kiếm những trường hợp xác nhận rằng ánh sáng di chuyển thế nào trong không khí, phần nhạy cảm nhất của học thuyết được lôi ra kiểm định bằng thí nghiệm. Nói một cách tổng quát, bản chất diễn dịch của thí nghiệm trên trông như thế này:

P1: Một sóng ánh sáng là một sự rung động của một chất vô hình có tên gọi aether.

P2: Những sóng di chuyển dọc theo hướng chuyển động của một chất trong suốt phải đi chậm hơn những sóng đi theo hướng vuông góc với nó.

C: Tia sáng di chuyển dọc ngược theo chuyển động của aether phải di chuyển chậm hơn ánh sáng di chuyển theo hướng vuông góc.

Lập luận này dễ thấy là HỢP LỆ, nhưng có HỢP LÝ không?

Bằng thí nghiệm, kết luận được chứng tỏ là sai. Do đó ít nhất một trong 2 tiền đề phải sai. P2 dễ nhận thấy là đúng, vì vậy điểm yếu nằm ở P1.

Vì ánh sáng có tính chất sóng mà suy ra có tồn tại aether là sai. Sử dụng phương pháp kiểm sai, chúng ta có thể có được sự chắc chắn về mặt diễn dịch thông qua thí nghiệm. Trong khi nếu dùng lý luận quy nạp, ta không thể có được sự chắc chắn này. Hiện nay, yêu cầu về khả năng kiểm sai đối với bất kì một học thuyết khoa học nào được chấp nhận rộng rãi. Và học thuyết nào không kiểm sai được thì không được coi là học thuyết khoa học đích thực. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn sự khác biệt giữa khoa học và giả khoa học ở bài sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *