Bài 5: Lập luận lòng vòng

Xuất bản

Trong

Lập luận vòng tròn là điều chúng ta bắt gặp khi cố gắng loại bỏ yếu tố may mắn ra khỏi quá trình định nghĩa tri thức theo JTB. Lập luận vòng tròn xuất hiện khi một người cố gắng bảo vệ nguồn kiến thức biện minh cho mình mà không dựa vào nguồn kiến thức đó trong cả quá trình biện minh.

Ví dụ, khi bảo vệ quan điểm rằng sự nhận thức, trực giác và trí nhớ là những nguồn đáng tin cậy để sản sinh ra những niềm tin đúng trong hầu hết các trường hợp, thì chúng ta cũng vô tình giả định niềm tin dựa trên sự nhận thức, trực giác và trí nhớ là đúng, và chúng là nguồn đáng tin cậy để đạt được hiểu biết (Alston).

Tôi có thể nói rằng sự cảm nhận của chúng ta là một nguồn đang tin cậy cho những niềm tin mà chúng ta thu thập được trong suốt quá trình sống từ quá khứ, nó đã giúp ta sản sinh ra những niềm tin đứng đắn. Tuy nhiên theo William Alston, khi chấp nhận những khẳng định về kinh nghiệm của bản thân mình cũng đồng nghĩa tôi giả định rằng sự nhận thức của tôi là một nguồn đáng tin cậy.

Đó, đó chính là cái vòng luẩn quẩn!

Ngoài ra, vấn đề này còn kéo theo hệ lụy nghiêm trọng khác, là khi chúng ta gặp khó khăn trong việc bảo vệ quan điểm nhận thức là một nguồn tin cậy để ta có niềm tin đúng đắn về thế giới thì ta cũng sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ quan điểm lý luận là một nguồn tin cậy để giữ gìn sự thật. Bởi để bảo vệ bất kỳ lời khẳng định nào, bao gồm cả khẳng định vừa nêu ra, chúng ta đều phải lý luận.

Những vấn đề phát sinh kèm theo lập luận vòng tròn để định nghĩa về tri thức có thể khiến bạn băn khoăn liệu chúng ta có thể có được tri thức hay không? Markus Lammenranta cùng một số nhà triết học khác (như Thomas Reid) cho rằng, chúng ta phải giả định một kiến thức cơ bản nào đó là nguồn đáng tin cậy cho những niềm tin của chúng ta. Nói cách khác, những nguồn đáng tin cậy này trong đa số trường hợp là nền tảng để ta tạo dựng nên những hiểu biết khác. Và chúng ta không thể biện minh tính đúng đắn của những nhận thức thông thường này bằng việc dẫn ra vài trường hợp nào đó hay mổ xẻ chúng thành những cái cơ bản hơn. Chính cái nhận thức thông thường là cái cho chúng ta biết điều gì là đúng – ví dụ như có một thế giới tồn tại bên ngoài tâm trí chúng ta chẳng hạn – là kiến thức không thể nghi ngờ được.

Ludwig Wittgenstein cũng bảo vệ một quan điểm tương tự. Ông cho rằng, trong mỗi một lĩnh vực tri thức, phải có những khẳng định cơ bản nhất định mà chúng ta chấp nhận để nó dẫn chúng ta mở ra cánh cửa đến với tri thức.

Thoạt nghe, tất cả những phát biểu nêu trên giống với thuyết duy bản luận. Tuy nhiên, nó mang hướng thực dụng hơn duy bản luận (những niềm tin tự chúng có thể biện minh cho mình). Những người theo Chủ nghĩa thực dụng giữ quan điểm rằng sự thật của một khẳng định (proposition) sẽ được đo lường bởi thành công của nó trong thực tiễn (practice) khi ta áp dụng nó. Bởi thực tế mà nói, chúng ta không thể bước tiếp trên con đường đạt đến tri thức nếu chúng ta không chấp nhận một số niềm tin nền tảng mà không cần phải nghi vấn gì thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *