Bài 20: Hiểu về giác quan

Xuất bản

Trong

Nếu nghĩ rằng thế giới quanh ta chỉ là một giấc mộng dài, hoặc tất cả bị điều khiển bởi một con quỷ đầy ma lực, thì đó chỉ là lo xa thái quá. Hằng ngày tôi vẫn thức dậy, tắm rửa, ăn sáng, bắt xe bus, tới văn phòng và bắt đầu làm việc. Mọi công đoạn, tôi đều phải dựa vào các giác quan (senses) của mình.

Đa phần những công việc như vậy đều xảy ra một cách tự nhiên, không thật sự ý thức được tại sao. (Much of the sensory information we process is not accessible to consciousness)

Tôi không biết điều gì thật sự xảy ra trong đầu khi tôi đưa tay và nắm lấy tay vịn trên xe bus.

Tuy nhiên, những trải nghiệm mà chúng ta ý thức được (conscious experience) lại bị chi phối bởi các trải nghiệm thông qua giác quan(sensory experience), thứ mà một mặt thì không thể tránh khỏi, nhưng một mặt thì không thể thiếu cho nhiều quá trình hoạch định và đưa ra quyết định của chúng ta.

Những trải nghiệm mà chúng ta ý thức được liên tục mách bảo chúng ta rằng, thế giới vật chất quanh ta có những quy luật cơ bản phải thừa nhận, và dựa vào nó chúng ta mới có thể lập kế hoạch và sống cuộc đời của mình.

Thật khó để tượng tượng rằng những tri thức của chúng ta về thế giới vật chất không xuất phát thông qua các giác quan.

Nếu không tin vào các giác quan, chúng ta cũng khó mà tin vào các thành tựu khoa học (khoa học là liên tục quan sát, rồi kiểm định các giả thuyết đưa ra). Các giác quan là cửa sổ duy nhất để chúng ta nhìn ra thế giới.

Hai bài học quan trọng cần nắm rõ về giác quan

Nhưng cho dù chúng ta có không bị lay chuyển bởi những mối hoài nghi cổ điển về việc có hay không một thế giới khách quan ngoài tâm trí, có 2 bài học quan trọng được rút ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩa hoài nghi:

Thứ nhất, giác quan chỉ tiếp nhận những gì phù hợp với nó. Thị giác giúp chúng ta phân biệt màu sắc, hình dáng. Thính giác giúp ta lắng nghe những âm thanh, khứu giác giúp chúng ta phân biệt mùi vị, xúc giác giúp ta phân biệt các bề mặt (textures)… Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng như chúng ta vừa phân tích vấn đề về bản thể, chúng ta có xu hướng đi từ cách thức sự vật xuất hiện (trong trường hợp này là một chuỗi những biến đổi về màu sắc, hình dáng..) tới kết luận rằng tồn tại những vật thể có sở hữu những tính chất bị biến đổi này.

(Để hiểu rõ hơn ý này, hãy nhớ lại ví dụ về bức tượng David trong bài Bản thể, hoặc xem thêm 2 bức ảnh dưới đây)

Mặc dù 2 công trình này khác nhau về màu sắc, nhưng bạn có nghĩ đây là hai công trình khác nhau?

Nếu bạn nhìn thấy một chiếc bút chì thẳng, sau đó lại nhìn thấy một chiếc bị bẻ cong do nhúng một nửa trong nước, điều gì khiến tôi giả định rằng tôi vừa thấy một chiếc bút chì duy nhất thay vì 2 cái?

Bài học thứ hai, cũng chính là những gì Decartes muốn dạy chúng ta. Công việc của các giác quan không phải là để dạy chúng ta cách thế giới vận hành. Nếu có, là vì chúng phải tiến hóa vì chúng là những cánh cửa giúp chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Chức năng đầu tiên và trước hết của chúng là chức năng sinh học. Chúng giúp chúng ta phát hiện các vật thể (cỡ trung -middle-sized) ở môi trường xung quanh, ngửi mùi vị của thức ăn tươi sống hoặc thối rữa, lắng nghe tiếng bước chân của những con vật săn mồi. Khi thực hiện những chức năng này, giác quan không nhất thiết phải cung cấp những thông tin chính xác – một hệ thống sinh học có thể bao dung cho rất nhiều những sự “sai lầm tích cực”, tức là mặc dù sai nhưng có thể cứu mạng chúng ta.

Sự nhận biết màu sắc là một ví dụ tiêu biểu. Mỗi loài khác nhau lại nhận biết màu sắc một cách khác nhau. Hai bức ảnh dưới đây thể hiện màu sắc khi nhìn dưới con mắt của loài người và loài chó. Thông qua đây, có thể nói rằng, màu cam (orange) thật ra chỉ mang tính tương đối vì thế không thể nói bản chất thực tại của màu cam là ABCXYZ được. (Tham khảo: https://dog-vision.com/tool.php)

Tất cả điều này gợi ý rằng, nếu nghĩ giác quan giúp ta biết bản chất của thế giới xung quanh là một suy nghĩ sai lầm. Giác quan là cửa sổ giúp chúng ta nhìn ra thế giới nhưng chúng không phải là một môi trường thật sự trong suốt và minh bạch. Chức năng chính của chúng không phải để cung cấp cho chúng ta tri thức.

Chủ nghĩa kinh nghiệm và Khoa học (Empiricism and Science)

Bạn có thể thấy một nghịch lý (dilema). Nếu bạn nghiêng về hướng chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism – quan điểm cho rằng tất cả tri thức của thế giới quanh ta đều do giác quan đem lại) nhưng sau đó bạn nhận ra những giới hạn của hệ thống giác quan con người. Lúc này, bạn có 2 lựa chọn và cả hai lựa chọn này đều có những yếu điểm của riêng nó.

  • Lựa chọn thứ nhất, bạn có thể phát biểu rằng thế giới chỉ bao gồm những gì giác quan đem lại – tất cả màu sắc, hình dáng, hương vị, vv và không còn gì khác.
  • Hoặc, bạn có thể tranh luận rằng có tồn tại một thế giới nằm ngoài khả năng cảm nhận của các giác quan. Đây chính là những gì mà các nhà Khoa học tin tưởng.

Theo lựa chọn thứ nhất, những gì chúng ta cảm giác (perceive) một cách trực tiếp chỉ là tập hợp các tính chất mang tính tương đối do hệ thống giác quan của mỗi loài đem lại. Nếu tất cả những gì chúng ta trực tiếp cảm giác là những dữ liệu do giác quan đem tới thì, hoặc là thế giới quanh ta chỉ là tất cả những thứ chúng ta cảm nhận được trực tiếp đó hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm không phù hợp để giải thích cho niềm tin của chúng ta về những những vật thể độc lập với tâm trí (mind-independent physical objects).

Lựa chọn đầu tiên cũng gần gũi một cách nguy hiểm với chủ nghĩa duy tâm (idealism) – quan điểm cho rằng thế giới chỉ bao gồm những hình ảnh/ý tưởng của tâm trí. Chủ nghĩa duy tâm dẫn đến một hệ quả không mong đợi đó là tất cả những suy nghĩ, lời nói, phát hiện khoa học hay mọi chuyện thường nhật thật ra chỉ là nội dung được sản sinh ra bởi tâm trí chúng ta.

Lựa chọn thứ hai giữ một khoảng cách giữa những vật thể là đối tượng cảm nhận của giác giác quan (như màu sắc, âm thanh, hình dáng, chất liệu…) và những thực thể không quan sát được (unobservable entities – chính là những gì mà các lý thuyết khoa học tân tiến nhất đặt ra để giải thích các hiện tượng quan sát được, ví dụ như các nguyên tử, tế bào, ADN).

Tuy nhiên, thách thức mà những người theo chủ nghĩa thực tại khoa học (scientific realist) phải đối mặt đó là: giải thích làm cách nào chúng ta biết được có một thế giới chứa những thực thể không quan sát được và độc lập với tâm trí đó cùng với các quy luật nhân quả tồn tại theo một cách nhất quán với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm. Cụ thể hơn, những người theo chủ nghĩa này đối phải giải thích làm cách nào mà chúng ta biết hoặc có một cách tiếp cận theo hướng tri thức (epistemic access) với các thực thể không quan sát được.

Epistemic access thật sự là thế nào? Nếu những ý tưởng về những vật thể độc lập với tâm trí, các quy luật nhân quả không xuất phát từ những cảm nhận của giác quan, thì chúng là gì và chúng đến từ đâu? Nếu không từ các giác quan, làm sao chủ nghĩa kinh nghiệm có thể đúng được?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *