Bài 10: Ngụy biện thành phần và tổng thể

Xuất bản

Trong

Khi chúng ta thảo luận về các chủ đề như bản chất của tâm trí, cái khả biến… một số kiểu ngụy biện theo đó sẽ xuất hiện. Ở bài này, hãy thử lướt qua một số phép ngụy biện ấy để tránh việc bị mắc phải.

Ngụy biện tổng thể (fallacy of composition)

Đây là một kiểu ngụy biện sử dụng cái đúng của từng phần đơn lẻ để suy ra cái đúng của tổng thể. 

Sau đây một số ví dụ sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung hơn:

Ví dụ 1: Mỗi chương trong cuốn sách này đều có sự đóng góp của những cây viết xuất sắc nhất thế giới, vì vậy đây là cuốn sách xuất sắc nhất mọi thời đại.

Ví dụ 2: Mỗi cầu thủ trong đội bóng này đề là những ngôi sao xuất chúng, vì vậy đội bóng ấy là đội bóng xuất sắc nhất thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty Images)

Ví dụ 3: Mọi thứ trong vũ trụ này đều có nguyên nhân cho sự tồn tại của chúng. Không có cái gì tự nhiên sinh ra trước mắt chúng ta cả. Ví như cái ghế chúng ta ngồi phải được một người thợ làm ra, laptop chúng ta đang dùng phải được lắp ráp ở một nhà máy nào đó. Cốc cafe ta đang uống phải được pha chế từ một người nào đó. Vì vậy, tôi kết luận rằng vũ trụ rộng lớn ngoài kia cũng có một nguyên nhân cho việc tồn tại.

Ngụy biện thành phần (fallacy of division)

Trái với ngụy biện tổng thể, ngụy biện thành phần xuất hiện khi ta cho rằng nếu một điều gì đó đúng với tổng thể thì cũng đúng cho mỗi thành phần của nó. 

Sau đây là ví dụ:

Ví dụ 1: đây là chiếc bàn gỗ, suy ra mọi thành phần tạo nên nó đều bằng gỗ.

Ví dụ 2: Nước Mỹ là đất nước giàu có nhất thế giới nên mọi công dân Mỹ đều là người giàu có hơn công dân những nước còn lại.

Ví dụ 3: Đại học Queenland có khoa Triết học được xếp hạng hàng đầu thế giới, vì vậy những giảng viên trong khoa này cũng đều là những nhà triết học nổi tiếng nhất thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *