Bài 25: Những cách tiếp cận vấn đề nhân quả khác Hume (Non-Humean)

Xuất bản

Trong

Khi cố gắng giải thích mối quan hệ nhân quả, David Hume đã tiếp cận vấn đề theo hướng các sự kiện có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian. Nhưng theo một số triết gia, các tiếp cận này gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được nó.

Đây là một số ý kiến đi ngược lại với quan điểm của Hume

  • Một số nguyên nhân tỏ ra không được thường xuyên (regular) hoặc không hoàn hảo. Chúng ta thường nghĩ rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi nhưng không phải ai hút thuốc cũng bị ung thư phổi và không phải ai bị ung thư phổi cũng hút thuốc.
  • Một số sự lặp lại dường như không phải là nguyên nhân. Mỗi lần một người hút thuốc, họ phải quẹt diêm (hoặc bật lửa), nhưng thật kì cục khi cho rằng việc đốt diêm là lý do gây ung thư.
  • Một số sự liên tục rất khó để phân tách thứ tự trước sau về mặt thời gian. Chẳng hạn như áp suất không khí tăngmức thủy ngân trong chiếc phong vũ biểu dâng lên, xuất hiện dường như đồng thời, và chúng ta vẫn nghĩ rằng sự kiện đầu tiên có mức tác động lớn hơn tới sự kiện thứ hai. Nhưng điều gì khiến Hume rút ra những kết luận thế này? Nếu không chỉ rõ được cái nào xảy ra trước cái nào, tại sao ta kết luận áp suất không khí khiến mức thủy ngân của phong vũ biểu tăng lên thay vì ngược lại, thủy ngân dâng lên khiến áp lực không khí tăng theo?

Những quan điểm trái chiều với Hume được phân chia thành hai nhóm: Diff Biff. Nhóm Diff quan tâm tới việc giải thích quan hệ nhân quả dựa trên chính khái niệm nhân quả mà con người thường sử dụng (còn được gọi là nhóm anti-foundational theories). Nhóm Biff thì lại dựa trên ý tưởng cho rằng, quan hệ nhân quả là một quá trình vật lý, có sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng (còn được gọi là nhóm foundational theories). Cả hai đều tiếp cận theo hướng các sự kiện có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian như thuyết của Hume.

Thuyết Diff định nghĩa quan hệ nhân quả theo hướng cái gì khiến cái gì thay đổi. B phụ thuộc về mặt nhân (causally dependent) quả vào A nếu và chỉ nếu A mà đúng thì B sẽ đúng (if and only if were A to be the case, then B would be the case). David Lewis (1973) đề xuất rằng, cách tốt nhất để hiểu cách tiếp cận của thuyết Diff là tư duy theo hướng phản sự kiện (counterfactual dependence). Theo hướng này, A gây ra B (A causes B) nếu và chỉ nếu: A xảy ra thì B xảy ra và nếu A không xảy ra thì B cũng không xảy ra.

Mọt điểm quan trọng cần lưu ý trong ý tưởng của Lewis là, nếu gọi hoàn cảnh/thế giới/môi trường (worlds) mà ở đó nếu A đúng thì B đúng là thế giới 1 và gọi hoàn cảnh/thế giới/môi trường (worlds) mà ở đó nếu A sai thì B sai là thế giới 2, thì thế giới 2 phải là hoàn cảnh/thế giới/môi trường tương tự/gần nhất/giống nhất với thế giới 1 nếu như muốn gọi A là nguyên nhân gây ra B. (Lewis construes difference making in terms, therefore, of what actually happens together with what happens in “nearby” (i.e., very similar) possible worlds. If and only if the possible worlds in which A is true and B is true are more similar to our world than the possible worlds in which A is true and B isn’t, then it is true that in our world A causes B.)

Có nhiều thách thức được đặt ra đối với cách tiếp cận phản sự kiện của Lewis. Một trong số đó, là vấn đề ưu tiên (preemption) được nêu ra bởi Ned Hall (2004).

Giả sử có hai nhóc đang chuẩn bị ném đá vào một cửa sổ. Suzy ném một viên và viên đá đó đập vào cửa, làm vỡ nó tan. Billy không ném nhưng cậu này cũng đã sẵn sàng mọi tư thế để ném nếu như Suzy không hành động.

Giả sử bây giờ Suzy không ném, Billy sẽ ném và ném đủ mạnh để làm vỡ cửa sổ. Cách tiếp cận phản sự kiện gặp khó khăn ở đây bởi vì nếu suy luận theo hướng này sẽ trái ngược với trực giác của ta, đó là việc Suzy ném đá không phải là nguyên nhân gây vỡ cửa kính.

Nguyên nhân là do phát biểu tương ứng của hướng tiếp cận phản sự kiện – nếu Suzy không ném, cửa sổ sẽ không vỡ –> là SAI. Nếu Suzy không ném, thì Billy cũng sẽ làm vỡ cánh cửa, vì thế thế giới tương tự nhất (most similar possible world) mà trong đó Suzy không ném viên đá vẫn là thế giới mà cửa sổ vỡ. Nhưng rõ ràng, Suzy đã khiến cửa sổ bị vỡ, vì vậy phải có gì đó sai sai với thuyết Diff theo hướng tiếp cận counterfactual.

Phản hồi Lewis đối với trường hợp ưu tiên (tình huống ném đá) rất phức tạp. Điều đầu tiên cần chú ý là, ông lập luận rằng có một sự phân biệt giữa quan hệ nhân quảsự phụ thuộc nhân quả (causal dependence) (minh họa bằng phản sự kiện). Sự phụ thuộc nhân quả là cần thiết nhưng chưa đủ cho quan hệ nhân quả. Để là một nguyên nhân, một sự kiện phải thật sự xảy ra và ở trong chuỗi sự kiện dẫn đến kết quả. Ví dụ, sự kiện cửa sổ vỡ có thể phụ thuộc về mặt nhân quả vào việc Billy ném viên đá bởi vì nếu Suzy không ném thì Billy sẽ là người ném và cửa sổ sẽ vỡ. Nhưng việc ném của Bill không phải là nguyên nhân khiến cửa sổ vỡ. Khái quát, B có thể phụ thuộc về mặt nhân quả vào A ngay cả khi A không phải là nguyên nhân gây ra B.

Điều thứ hai cần chú ý về giải pháp của Lewis là sự phụ thuộc vào các sự kiện trung gian. Hãy gọi sự kiện ném đá của Suzy là e1 và sự kiện cửa sổ vỡ là e3.

Ở giữa sự kiện e1 và e3 cần có một sự kiện là viên đá của Zuzy đập vào kính, gọi là e2. Vậy thì, ngay cả khi e3 phụ thuộc về mặt nhân quả vào e1 nhiều cỡ nào, thì e2 có thể không phụ thuộc chút nào vào e1.

Nếu Suzy không ném, Billy có thể đã ném viên đá dẫn đến e3, nhưng không phải bằng cách sản sinh ra sự kiện trung gian e2 mà là sinh ra một sự kiện trung gian khác.

Nếu các bước trung gian không phụ thuộc theo kiểu phản sự kiện (counterfactually dependent) vào việc Billy ném viên đá, thì Billy không phải là một nguyên nhân của bất kì sự kiện nào (chẳng hạn cửa sổ vỡ) mà phụ thuộc về mặt nhân quả (causally dependent) vào những giai đoạn trung gian này.

Tuy nhiên, bạn có thể nghĩ rằng, bất kì điều gì có thể đúng với giai đoạn cuối cùng thì có thể đúng với những giai đoạn trung gian. Nếu Suzy không ném viên đá, tại sao Billy không thể điều chỉnh thiết bị của mình (súng cao su) để sản sinh ra một sự kiện trung gian y hệt như e2, tại cùng một thời điểm? Mặc dù điều này khó xảy ra, nhưng không thể bị loại trừ về mặt nguyên tắc.

Nếu như Billy thực hiện một hành động giống hệt như Suzy trong việc khiến cửa sổ bị vỡ, chúng ta nói rằng hệ quả đã bị overdetermined (tạm dịch: dư thừa), đó là có nhiều hơn số tác nhân cần thiết để đem lại một kết quả.

Overdetermination lại làm khó học thuyết phản sự kiện. Hãy tưởng tượng, cả Suzy và Billy đều ném, cùng đập vào cửa ở cùng một thời điểm. Mỗi người ném riêng viên đá của mình đủ lực làm cửa sổ bị vỡ. Giờ hãy suy xét lại theo hướng phản sự kiện: nếu Suzy không ném, cửa sổ vẫn vỡ, và nếu Billy không ném, cửa sổ cũng vẫn vỡ.

Nếu theo thuyết Diff thì cả Suzy và Billy chẳng có ai phải chịu trách nhiệm cả. Nhưng chắc chắn sẽ không ai đồng ý với kết luận như vậy.

Một cách tiếp cận theo hướng Diff khác nhằm tránh phụ thuộc vào hướng tiếp cận phản sự kiện là tiếp cận dựa trên xác suất. Ý tưởng cốt lõi nằm dưới cách tiếp cận này là cái nguyên nhân làm tăng xác suất xảy ra kết quả. A gây ra B nếu và chỉ nếu xác suất của B khi có A lớn hơn xác xuất của một mình B.

P(B|A) > p(B) or
P(B|A) > p(B|~A)

Theo hướng tiếp cận này, thì 2 sự kiện hoặc hành động có thể là nguyên nhân của một kết quả nếu chúng tăng xác suất xảy ra sự kiện đó hơn so với việc nếu chỉ xảy ra mỗi sự kiện đơn lẻ. Ví dụ, xác suất nhận được mặt ngửa khi tung đồng xu sẽ lớn hơn nếu ta tung 2 đồng xu cùng lúc. Nếu chỉ một trong hai đồng xu có mặt ngửa, thì vẫn hợp lý khi kết luận rằng cả 2 đồng xu là tác nhân gây ra điều này. Xác suất được tính dựa trên cơ sở các sự kiện thực tế, hơn nữa, không dựa trên những gì đúng theo hướng phản sự kiện. Trong tình huống ưu tiên (preemption) nói ở trên, Billy không thật sự tăng xác suất làm vỡ cửa sổ nếu anh ta không ném, nhưng nếu anh ta ném, anh ta đã làm tăng xác suất làm vỡ cửa sổ. Do đó, có thể được coi là một tác động. Nếu cửa sổ vỡ bị overdetermined, thật hợp lý nếu buộc tội Suzy và Billy vì cả hai đã hoạt động cùng nhau khiến tăng xác suất vỡ của cửa sổ.

Vấn đề khó nhất đối với hướng tiếp cận theo xác suất này là có những trường hợp nguyên nhân lại làm giảm xác suất xảy ra kết quả.

Tưởng tượng, Phil có một căn bệnh mà xác suất tử vong là 0.8 trong 6 tháng nữa. Các bác sĩ gợi ý, có một loại thuốc có thể giảm đáng kể xác suất tử vong của anh ta. Nhưng họ cũng chỉ ra, thuốc này có một tác dụng phụ có thể tự biến nó thành chất gây chết người nhưng xác suất xảy ra là rất thấp, < 0.1. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, anh ta sử dụng thuốc mà các bác sĩ khuyên. Thuốc này hoạt động tốt chống lại căn bệnh, giảm xác suất xuống 0.2 như dự đoán. Nhưng thật không may, tác dụng phụ đã xảy ra khiến Phil bị chết. Trớ trêu thay, tác nhân gây ra cái chết còn làm giảm xác suất gây ra cái chết.

Chris Hitchcock (2001) cũng đã nhấn mạnh vấn đề của hướng tiếp cận đa nguyên nhân. Giả sử, thuốc tránh thai có thể làm tăng xác suất tụ máu (thrombosis) nhưng làm giảm xác suất mang thai. Nhưng cũng giả sử rằng, mang thai làm tăng xác suất tụ máu. Nhưng nếu nói theo cách tiếp cận xác suất thì, thuốc tránh thai đồng thời tăng (cause) và giảm (không gây ra) tụ máu. Cái nào mới là đúng?

Không giống thuyết Diff, thuyết Biff thì giải thích quan hệ nhân quả như một quá trình dịch chuyển vật chất/năng lượng từ thứ này sang thứ khác, ví dụ sự chuyển hóa năng lượng hoặc bảo tồn một tính chát nào đó (Skyrms 1980).

Một giới hạn mà hướng giải thích này phải đối mặt là giải thích kết quả dựa trên omission (sự bỏ bê, sự thiếu sót, hờ hững), tức là trong nhiều trường hợp, ta vẫn coi 2 sự kiện có quan hệ nhân quả cho dù không có bất kì sự chuyển hóa năng lượng hay bất kì một thứ gì từ vật này sang vật kia.

Lấy trường hợp một người làm vườn quên tưới nước cho cây, khiến cây đó chết. Chúng ta muốn nói rằng chính vì người làm vườn không làm gì là nguyên nhân khiến cái cây đó chết. Nhưng sự lơ đễnh (inactivity) không phải là những thuật ngữ có thể giải thích được giống như một sự dịch chuyển năng lượng/vật chất giữa cái này sang cái kia. Làm sao các vật hiện tượng có thể truyền được gì đó cho nhau nếu như chúng không có sự tiếp xúc về mặt vật lý với nhau?

Trường hợp cuối cùng này, là một minh họa sống động cho thấy chúng ta sử dụng hai từ nguyên nhânkết quả theo rất nhiều cách khác nhau, đây là thử thách rất lớn để tìm một câu trả lời thống nhất cho câu hỏi quan hệ nhân quả là gì. Như Aristotle đãy chỉ ra, ‘cause’ có nghĩa là sự tương tác vật lý và sự giải thích tại sao điều gì đó xảy ra. Theo thuyết Biff thì, họ từ chối rằng sự lơ đễnh của người làm vườn chính là nguyên nhân, thay vào đó họ cho rằng có một quá trình vật lý tích cực nào đó là hệ quả từ việc cây bị thiếu nước. Nhưng chắc chắn sự thờ ơ của người làm vườn là một phần quan trọng trong việc giải thích tại sao cái cây chết. Hiểu các cách tiếp cận vấn đề nhân quả, không còn nghi ngờ gì nữa là bước đầu tiên để giúp ta bước vào con đường phân tích nhân quả đầy chông gai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *