Bài 31: Tuân thủ quy tắc

Xuất bản

Trong

Khi tư duy hay lý luận về điều gì đó, chúng ta sử dụng các khái niệm. Chúng ta gọi con dao là con dao và cái bút là cái bút, và cố gắng không nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Nếu ta gọi con dao là cái bút hay ngược lại, chúng ta đã mắc lỗi và nên sẵn sàng sửa chữa. Khi áp dụng những khái niệm và các thuật ngữ của một loại ngôn ngữ tự nhiên, dường như chúng ta đang tuân theo những quy tắc nhất định. Những quy tắc đó thuộc kiểu quy tắc cấu thành hay không cấu thành? Và như thế nào là tuân thủ một quy tắc mới được?

Những quy tắc chi phối việc sử dụng các khái niệm hoặc các thuật ngữ ngôn ngữ học có liên quan tới một thứ gọi là ngữ nghĩa (meaning). Nếu biết quy tắc tôi đang tuân thủ khi gọi thứ gì đó là con dao, tôi có thể được cho là hiểu từ “con dao” nghĩa là gì. Khi đã biết nghĩa của một thuật ngữ, tôi có thể phân biệt thứ này với thứ khác. Nếu tôi biết nghĩa tương ứng của hai từ “con dao” và “cái bút”, tôi biết những điều kiện gì phải được đáp ứng để một thứ được gọi là con dao và những điều kiện gì phải được đáp ứng để một thứ được gọi là cái bút và đâu là sự khác biệt quan trọng giữa hai tập hợp điều kiện này. Nếu biết hai thuật ngữ đồng nghĩa với nhau như “mướp đắng” và “khổ qua”, tôi biết những điều kiện để áp dụng những thuật ngữ này là hoàn toàn giống nhau. Nếu những điều kiện để áp dụng một trong hai khái niệm hay thuật ngữ này không được đáp ứng, thì khái niệm hay thuật ngữ còn lại cũng không nên được áp dụng. Làm như vậy sẽ mắc lỗi hoặc đó là một cách sử dụng từ theo nghĩa bóng. Chưa cần quan tâm đến nghĩa bóng của một từ là gì, như thế nào là thuân thủ một quy tắc chi phối nghĩa đen của một khái niệm hay thuật ngữ trong một loại ngôn ngữ tự nhiên?

Đa phần các triết gia và nhà ngôn ngữ học cho rằng các quy tắc chi phối việc áp dụng các khái niệm thuộc loại quy tắc cấu thành. Tức là, chính vì quy tắc “con dao nghĩa là con dao” mà từ “con dao” chỉ được áp dụng cho tất cả những vật thể là thuộc loại dao và gọi một cái bút là con dao sẽ được tính là một lỗi. (Chúng ta đang giả định một ngữ cảnh mà người nói nghĩa đen chứ không phải nghĩa bóng).

Đây không thể là quy tắc không cấu thành bởi vì không có vật thể nào có thể được gọi là con dao trước khi có sự xuất hiện của quy tắc con dao.

* Đọc bài này để hiểu hơn về Quy tắc cấu thành và không cấu thành

Ngoài sự tồn tại của quy tắc, điều gì quyết định chính âm thanh cũng là một phần của một ngôn ngữ. Điều gì đảm bảo việc tôi thốt ra 2 tiếng “con dao” là có nghĩa mà không phải là một âm thanh bình thường phát ra từ cơ thể như tiếng hắt xì hơi hay tiếng thở dài?

Có một vấn đề gọi là loạn ngôn. Nếu hai tiếng “con dao” được thốt ra nhằm ám chỉ một loạt các vật thể như cái bút, bàn chải, cây gậy, cái xẻng, túi xách hay thậm chí là cả ồ hố của bạn – thì chúng ta sẽ không cách nào biết được đâu là trường hợp sử dụng đúng từ “con dao”, đâu là sai. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào tất cả những thứ có thể khiến bạn thốt ra tiếng “con dao”, thì nghĩa của thuật ngữ này sẽ bị loạn trên diện rộng. Nó sẽ có nghĩa là ‘cái bút, bàn chải, cây gậy, cái xẻng, ồ hố hay bất kì thứ gì khác, nếu như các điều kiện đủ đặc thù khiến bạn sử dụng từ ‘con dao’.

Nếu tôi không thể chỉ ra sự khác nhau giữa một con dao và một cái bút, thì khi tôi mắc lỗi khi gọi một con dao là cái bút, đó không phải vì bất kì thứ gì mang tính nội bộ (internal) đối với tôi hay cách dùng thuật ngữ “con dao” của tôi. Ngay cả khi tôi chưa một lần trong đời thất bại trong việc phân biệt một cái bút với con dao hay con dao với ồ hố của bạn, thì đó vẫn không phải lỗi của tôi.

Đặc tính quan trọng của một quy tắc đó là nó áp dụng cho bất kì một số lượng vô hạn các trường hợp – do đó, ‘con dao’ chỉ tất cả các con dao ở mọi thể loại, bao gồm cả những con dao chưa tồn tại hoặc đã tồn tại và không bao giờ tồn tại – nhưng chúng ta sống có hạn nên chỉ có thể sử dụng từ ‘con dao’ trong hữu hạn các trường hợp mà thôi. Do đó, nếu ta sống lâu hơn, ta luôn luôn có thể tìm ra một cách sử dụng phù hợp của từ “con dao” đối với các vật thể như cái bút, hay cây gậy … thay vì một từ chỉ có một nghĩa.

Những điều cân nhắc vừa nêu nhằm chỉ ra, chẳng ở đâu quy định rằng chỉ có một quy tắc cần phải tuân thủ khi một cá nhân sử dụng một thuật ngữ hay một khái niệm mà thôi. Sẽ luôn luôn có nhiều quy tắc khác nhau phù hợp với việc sử dụng một khái niệm hay thuật ngữ cụ thể của tôi. Nếu như tôi bất tử, tôi sẽ chẳng có một giới hạn nào trong việc sử dụng một khái niệm hay thuật ngữ.

Trừ phi tôi là người không biết mắc lỗi là gì (nhưng thực tế là nhân vô thập toàn), trong tương lai luôn luôn có thể có một lúc nào đó tôi gọi một vật thể không phải là con dao là con dao.

(Để hiểu thêm, bạn có thể xem video Rules Schmules trong khóa học META, hoặc download file video tại đây và transcript tại đây)

Và cho dù tôi có dàn xếp cách áp dụng thuật ngữ ‘con dao’ như thế nào đi nữa thì điều đó cũng không đủ để cố định quy tắc nào tôi đang tuân thủ khi tôi ám chỉ thứ gì đó là một con dao. (And so not even how I am disposed to apply the term ‘fork’ is sufficient to fix which rule I am following when I refer to something as a fork.)

Đến lúc này, có thể đầu óc của bạn bắt đầu quay cuồng. “Sao con dao không chỉ đơn giản là những con dao mà thôi?” Vấn đề với sự gợi ý này là bất kì một hành động mang tính quy ước nào cũng phải dựa vào quy tắc (ví du, tất cả’, ‘và’ và ‘chỉ’ nghĩa là gì) và nếu như vấn đề tuân thủ quy tắc áp dụng đối với một quy tắc thì nó cũng áp dụng cho tất cả các quy tắc khác.

Wittgenstein (1889-1951) thường được cho là đã đưa ra phương án giải quyết thỏa đáng cho vấn đề tuân thủ quy tắc. Ông cho rằng vấn đề này chỉ có thể tránh được bằng cách dựa vào bản chất xã hội của các quy tắc và ngữ nghĩa.

Điều này khớp với những điểm đã chỉ ra ở bài Intersubjectivity. Nếu việc xây dựng nên ngữ nghĩa là một thành tựu mang tĩnh xã hội, thì không có gì đáng băn khoăn rằng tư duy phản biệntri thức cũng vậy.

Theo Wittgenstein, một thứ ngôn ngữ “cá nhân” – ngôn ngữ được nói và nghĩ bởi một cá nhân đơn lẻ – là không thể bởi vì gom tất cả cách sử dụng một thuật ngữ của một cá nhân là không đủ để quyết định xem quy tắc nào anh ta đang tuân thủ.

Nếu các quy tắc một cá nhân đang tuân thủ hoàn toàn không được quyết định bởi việc sử dụng ngôn ngữ của người đó, thì ta cũng không xác định được đâu là nước đi hợp lệ, đâu là là nước đi không hợp lệ trong trò chơi của ngôn ngữ. Và nếu chúng ta không thể chỉ ra đâu là những nước đi hợp lệ, ta cũng không thể chỉ ra đâu là nước đi không hợp lệ.

Xem xét lại cách mà tôi có thể sử dụng từ ‘con dao’. Nếu tôi gọi cái thớt của bạn là con dao, bạn có thể sửa lại cho tôi và điều đó giúp tôi giới hạn được những gì có thể và không thể có nghĩa là ‘con dao’.

Tất nhiên, bạn cũng có thể mắc lỗi, và vì vậy người khác có thể tiếp tục đến để thống nhất nghĩa của từ ‘con dao’ là gì. Nhưng theo quan điểm của Wittgenstein, chúng ta không thể tất cả đều sai.

Ý tưởng cho rằng có một tiêu chuẩn đúng đắn về ngữ nghĩa nào đó hoàn toàn độc lập với chúng ta và chúng ta không bao giờ có thể khám phá được thật là nực cười.

Và nếu như tiêu chuẩn như thế không thể tồn tại, thì tốt hơn hết chúng ta nên ngồi bàn với nhau để thống nhất một hàm ý cho một khái niệm hay một thuật ngữ nào đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *